Hoa ưu đàm 3000 năm huyền thoại báo hiệu điều gì, có thật không? Sự tích và ý nghĩa của hoa ưu đàm trong Kinh Phật.
Chúng ta có thể từng nghe ai đó đó nhắc tới loài hoa ưu đàm 3000 năm mới nở, thế nhưng chưa thực sự biết hoa ưu đàm là gì. Hoa ưu đàm thường gắn liền với kinh Phật và báo hiệu Pháp Luân Thánh Vương.
Hoa ưu đàm còn gọi Hoa Ưu đàm bà la theo tiếng Phạn hay tiếng Pali là Udumbara, có nghĩa là một bông hoa tốt lành đến từ thiên đường, chỉ khai nở 3000 năm một lần. Đây được xem là một trong bốn loài hoa đem lại may mắn, hay còn gọi “tứ đại cát hoa” của Phật giáo là Ưu đàm, Hoa cà độc dược, Hoa sen và Chi mộc lan hoặc Sơn ngọc lan.
Theo Kinh điển Phật giáo, Ưu đàm bà la là một loại cây thiêng, 3000 năm mới nở hoa một lần. Người ta tin rằng mỗi khi hoa ưu đàm nở thì sẽ mang lại điềm lành.
Hoa ưu đàm là gì?
Đây là loài cây mà một trong bảy vị Phật, có tên Câu Na Hàm ngồi tu luyện, loại cây này giúp che mưa che nắng cho vị phật ấy. Khi vị phật này ngộ đạo, cây này bỗng ra hoa kết trái. Cây Ưu đàm có địa vị ngang với cây bồ đề của nhà phật.
Hoa ưu đàm xuất hiện lần đầu vào tháng 7/1997 tại Hàn Quốc, lúc đó phát hiện được 24 đóa hoa nở trước ngực bức tượng phật Như lai ngồi. Hình dạng giống như chiếc chuông, màu trắng, cuống hoa như một sợi cước màu bạc.
Thấy sự kiện này người ta liền cho rằng đây là loài hoa trong truyền thuyết 3000 năm mới nở một lần. Sự kiện này đã lôi cuốn nhiều người hiếu kì đến xem. Sau đó, hoa ưu đàm dần xuất hiện ở nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Bắc California, New York và Texas.
Hoa ưu đàm xuất hiện là dự báo điềm lành, trong kinh phật có nói “Hoa ưu đàm là đại diện cho sự linh thiêng và may mắn, được coi là hoa của trời, ở nhân gian không có loại hoa này. Chỉ khi nào Phật Như Lai hạ thế, kim luân vương xuất hiện trên thế gian, lấy phúc đức phổ độ chúng sinh thì mới gây cảm ứng và hoa xuất hiện”.
Theo quan niệm Phật giáo thì hoa Ưu đàm 3000 năm mới nở, hình dạng bông hoa to tròn như mặt trăng đầy, từ xa nhìn lại đóa hoa trắng giống như có hàng ngàn đống tuyết cuộn lại, người nhìn thấy sẽ nhận được phúc đức. Những người theo Phật học xem loài hoa này như là hoa Cát Tường – biểu trưng cho sự tốt lành và thay đổi của đất trời.
Loài hoa này thường xuyên xuất hiện trong kinh phật và thông thường để hình dung việc gặp được Đức Phật đà xuất thế khó như thế nào. Theo Phật giáo, loài hoa này được cho là nở để báo hiệu Pháp Luân Thánh Vương, xưng là Di Lạc xuất hiện ở nhân gian.
Người sẽ cai trị, cải chính đạo đức thế gian. Quyển kinh tiếp tục giải thích rằng Thánh Vương sẽ tiếp nhận bất kỳ ai thuộc bất cứ tôn giáo nào, cứu rỗi tất cả mọi người bằng lòng từ bi vô hạn.
Những truyền thuyết về loại hoa thần thánh này đã được lưu truyền từ rất xa xưa, và con người ta luôn tin rằng vẻ đẹp thuần khiết, tinh diệu của hoa Ưu Đàm sẽ mang đến điềm lạnh và niềm hạnh phúc, cho những ai có cơ duyên nhìn thấy chúng.
Và chỉ khi nào con người hướng thiện, yêu thương và quan tâm nhau, xã hội bình an, hạnh phúc thì Hoa ưu đàm mới nở. Ý nghĩa tâm linh của loài này cũng giống như việc đức phật Câu Na Hàm ngộ đạo vậy, chỉ khi nào con người thực sự hướng thiện, tìm đến Phật pháp thì mới cảm ứng được Ưu đàm nở hoa mà thôi.
Ưu đàm hoa mang đến điềm lành, may mắn
Những hình ảnh hoa ưu đàm mọc tượng Phật ở Hàn Quốc hình thành ra khái niệm hoa ưu đàm mang màu sắc tâm linh trước đây nay có hình dáng nhỏ, có màu trắng muốt, thân như mưa bụi, thanh mảnh nhưng có thể mọc ở khắp mọi nơi. Bông hoa có hình chuông và chỉ có 2 cánh. Khi hoa nở, nhụy hoa sẽ tỏa mùi hương thoang thoảng.
Những bông hoa không có lá hoặc rễ, và chúng có thể mọc trên bất cứ vật gì, từ xe hơi đến thân cây, giày, tấm rèm trên cửa sổ, đồ vật bằng kim loại, nhựa, hoặc bất cứ nơi đâu. Điều đặc biệt hoa có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt không có đất, ánh sáng hay nước mà vẫn phát triển được, cũng như không cần hạt giống để trồng.
Thế nhưng, theo kinh văn nhà Phật thì hoa ưu đàm chỉ xuất hiện trên tiên giới, được coi là 1 loại hoa trong truyền thuyết, thậm chí chưa có ai từng nhìn thấy loài hoa này.
Trong “Ưu đàm bà na kinh” có nhắc đến loại cây này, đây là loại cây có quả, khi quả chín có thể ăn được, có vị ngọt, khỉ và vượn rất thích. Minh chứng đó thể hiện trong đoạn đối thoại giữa một con vượn mặt đen và một con mặt đỏ. Do trời mưa bảy tuần liên tục, vượn mặt đỏ ở trong hang không bị mưa ướt còn vượn mặt đen ở ngoài lạnh lẽo.
Vượn mặt đen nghĩ ra kế lừa vượn mặt đỏ ra ngoài để chiếm chỗ ở nên nói với vượn mặt đỏ rằng: Này cậu, quả Ưu đàm bà na đã chín mọng rồi, sao không qua đây mà ăn đi, tội gì phải ngồi đó mà chờ chết đói.
Qua câu nói này có thể thấy, cây U đàm bà na là loại cây có quả ăn được, thân cây phải lớn thì mới đủ sức chịu đựng để vượn leo trèo hái quả. Vì vậy, có thể nói, mấy “bông hoa” mọc trên chuông đồng ở Hải Phòng không phải là hoa Ưu đàm bà la.
Xét về thân cây, trong “Trường a hàm kinh” quyển 26 có nói, Ưu đàm bà na là một trong năm loại cây phát triển to lớn, có thể che khuất những cây nhỏ phía dưới, khiến chúng không có ánh sáng và không thể phát triển được. Loài cây này không chỉ to lớn mà còn có tiên khí, phía dưới không được có cây nhỏ tạp sinh sống.
Hoa ưu đàm có thật không?
Ngoài ra, trong “Pháp hoa kinh tam đại bổ chú” quyển 4 khi nói đến quả Ưu đàm bà na: “Hoa ưu đàm hay còn gọi Ưu đàm bát na là hoa báo ứng sự may mắn, lá của nó như lá cây lê, to như bàn tay”.
Hoa ưu đàm xuất hiện là dự báo điềm lành, trong kinh phật có nói “Hoa ưu đàm là đại diện cho sự linh thiêng và may mắn, được coi là hoa của trời, ở nhân gian không có loại hoa này. Chỉ khi nào Phật Như Lai hạ thế, kim luân vương xuất hiện trên thế gian, lấy phúc đức phổ độ chúng sinh thì mới gây cảm ứng và hoa xuất hiện”.
Thông thường hoa nở về đêm, mùi thơm, sáng hôm sau là héo. Vì vậy, nếu dựa theo những tài liệu này thì cái được gọi là “hoa ưu đàm” ở Phú Thọ, Quảng Trị, Hải Phòng... cũng không phù hợp với bất kì điểm nào giống như trên. Hơn nữa khi đức phật ngồi tu luyện, bóng cây còn có thể che mưa che nắng nên chắc chắn phải có cành lá xum xuê, không thể chỉ có một bông hoa nhỏ xíu vài milimet như vậy được.
Trong truyền thuyết Hoa ưu đàm là loài hoa kì phẩm của giới thần tiên, bởi đây là loài hoa không nhuốm màu trần tục, trắng muốt, vì vậy được tôn làm hoa của nhà phật. Hoa ưu đàm ở Hiền kiến thành của phật quốc tây phương cực lạc được sánh với hoa sen của thành A-tu-la, hoa thủy tiên của Thiên thành, hoa mẫu đơn của Minh vương thành, đều là những loài kì hoa.
Kinh Phật miêu tả hoa Ưu đàm 3000 năm mới nở, hình dạng bông hoa to tròn như mặt trăng đầy, từ xa nhìn lại đóa hoa trắng giống như có hàng ngàn đống tuyết cuộn lại, người nhìn thấy sẽ nhận được phúc đức. Từ những miêu tả trên, có thể thấy Hoa ưu đàm phải lớn thì mới nhìn được từ xa, phải có nhiều cánh thì mới xếp thành hình giống như ngàn đóa tuyết cuộn lại, đóa hoa phải tròn xoe chứ không có hình trụ tròn.
Theo cuốn bách khoa phật giáo Trung Hoa miêu tả về Ưu đàm bà na như sau: Ưu đàm bà la là tên một loài cây, dịch âm theo tiếng Phạn có các tên gọi khác là Ô đàm bà la, Ưu đàm bà la, Ô đàm mộng hoặc Ưu đàm bát, Ưu đàm, Ô đàm.
Sự xuất hiện của hoa ưu đàm ngày nay vẫn là ẩn số mà chúng ta chưa thể giải đáp và cũng chưa ai có thể khẳng định hình dáng hay xác nhận những đặc điểm của loài hoa này. Thế nhưng chỉ biết hoa ưu đàm là 1 loài hoa quý hiếm được nhắc đến trong kinh Phật, mang đến điều may mắn.
Mọi thông tin trong bài viết trên đều mang tính chất tham khảo. Mời bạn xem thêm các nội dung khác về phong thủy, tướng số… được cập nhật ngay tại Bói tử vi online.
Tổng hợp bởi Xemtuvi.mobi