Danh mục

Văn khấn lễ hóa vàng mã cho ngày mùng 3 Tết, ngày rằm tháng 7

Văn khấn lễ hóa vàng mã ngày mùng 3 tết, rằm tháng 7, văn khấn khi hết tết đơn giản và chuẩn nhất

Hóa vàng là một trong những phong tục, tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay. Dân gian lưu truyền bài khấn mỗi khi đốt vàng mã. Bài văn khấn hóa vàng hay còn còn gọi là lễ hóa vàng được tiến hành vào ngày mùng 3 Tết hoặc rằm tháng 7 tương đối ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc và đơn giản. Hơn nữa, những lời văn khấn hóa vàng mã để người âm nhận được tấm lòng người dương.

Lễ hóa vàng mã giúp rước tổ tiên về lại cõi âm. Chính vì thế bài văn khấn này vô cùng quan trọng và chúng ta cần phải chú ý để việc này diễn ra thuận lợi và tránh phạm phải sai lầm không đáng. Sau đây là bài văn khấn lễ hóa vàng mã giúp bạn thể hiện được lòng thành kính của mình với tổ tiền và các thần linh.

1. Nội dung bài văn khấn hóa vàng mã

  • Văn khấn hóa vàng mã ngày Tết

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chứ Phật, Chư phật mười phương

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.

- Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con là: …………………………..

Ngụ tại: ………………………………………………….

Hôm nay là ngày mồng ……. tháng Giêng năm ……..

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết

  • Văn khấn hóa vàng mã ngày Rằm tháng 7

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh

Tín chủ (chúng) con là:....................................

Ngụ tại:...........................................................

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm .............nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương.

Thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ............., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

2. Đọc bài văn khấn hóa vàng mã khi nào?

Theo nghiên cứu về đọc bài khấn đốt vàng mã của giáo sư sử học Lê Văn Lan và theo phong tục từ đời trước truyền lại thì ngày mồng 4, mồng 5 tết hoặc ngày rằm tháng 7 là thời gian thích hợp để hóa vàng, đưa tiễn tổ tiên, các thần linh về quay lại cõi âm.

Chuyên gia Phong thủy cơ bản nói rằng tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà có thể hóa vàng mã bắt đầu từ ngày mồng 3 đến ngày mồng 10 Tết. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý là cần phải chuẩn bị mâm lễ tạ gia tiên, chư vị thần phật, gia thần. Như thế, lòng thành của người trần mới được người âm nhận và chứng giám.

3. Sắm lễ hóa vàng mã

Tùy vào điều kiện tài chính của mỗi gia đình là lễ hóa vàng mã có thể sắm sửa khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo có đầy đủ các món lễ vật sau:

- Mâm ngũ quả, hương, hoa

- Vàng mã, tiền âm phủ

- Mâm cỗ mặn

- Rượu, bánh kẹo

- Bánh chưng

- Cây mía

Bên cạnh chuẩn bị mâm lễ cúng thì bạn cần chuẩn bị bài khấn đốt vàng mã để khấn, cúng.

Cách thức chuẩn bị lễ cúng rất quan trọng, bạn cần phải làm cẩn thận giúp mâm cúng không phạm phải các điều kiêng kỵ. Đối với mâm cúng mặn cần đảm bảo có đầy đủ các món miến, luộc, xào, canh, con gà luộc.

Những điều cần biết trong lễ hóa vàng mã

4. Những điều lưu ý khi hóa vàng mã

- Đốt vàng mã ở nơi thanh tịnh, sạch sẽ giúp người âm có thể chứng giám được lòng thành của người dương. Nếu ở nhà riêng thì không nên đốt vàng mã ở ngoài đường thay vào đó sử dụng dụng cụ đốt vàng hương giấy tiền. Đối với nhà chung cư thay thì nên hóa vàng mã theo đúng nơi mà ban quản lý quy định.

- Hóa vàng cần phải làm riêng, tránh nhầm lẫn, phần tiền vàng của gia thần nên hóa trước phần của tổ tiên.

- Khi hóa vàng mã cần nhẹ nhàng, đốt từng một ít và không nên dùng que để chọc vào vàng mã bởi trần sao, âm vậy, tiền rách thì người âm sẽ không thể tiêu được.

- Sau khi hóa vàng xong, bạn nên lấy ít rượu trắng hoặc lấy nước sạch để vẩy lên chỗ vàng mã đã hóa giúp tro của vàng mã không bay ra ngoài và đảm bảo lửa được tắt hoàn toàn, tránh nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn.

Trên đây là bài văn khấn hóa vàng cùng với những thông tin về cách chuẩn bị lễ, đồ cúng, các lưu ý mà chúng ta cần phải cẩn trọng để không phạm phải điều cấm kị. Phong tục tâm linh này nhằm đưa tấm lòng của mình với tổ tiên, các vị thần linh cho nên không chỉ bằng đồ lễ mà bài văn khấn hóa vàng mã cũng rất quan trọng.

Nếu gia chủ muốn biết thêm về các tập tục, bài văn khấn trong ngày Tết, ngày giỗ… thì hãy tham khảo ngay tại Bói tử vi online nhé.

Tổng hợp bởi Xemtuvi.mobi