Bài văn khấn ngày giỗ gia tiên thường cát kỵ chuẩn nhất

13-06-2017 17:01

Bài văn khấn ngày giỗ gia tiên thường cát kỵ Theo quan niệm ngày giỗ thường hay còn được gọi là “Cát Kỵ”, đó là ngày Giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi.

Ngày giỗ thường cát kỵ của người quá cố sẽ được duy trì đến hết năm đời và đó là ngày giỗ cho người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi. Ngoài năm đời, người ta tin rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hoặc là được đầu thai làm kiếp người khác cho nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa. Bài văn khấn ngày giỗ gia tiên thường cát kỵ sẽ giúp cho gia chủ có sự chuẩn bị chu đáo hơn trước ngày giỗ của ông bà, cha mẹ…

Nếu như giỗ Tiểu Tường và giỗ Đại Tường là lễ giỗ trong vòng tang cho người đã khuất, còn mang nặng những xót xa, nỗi nhớ, tủi hận, bi ai thì ngày giỗ Thường lại là ngày của con chúa nội ngoại xum họp tưởng nhớ người đã khuất.

Đây cũng chính là dịp để con cháu hai họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ và đông đúc như ngày tết. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình của mình, dòng họ gặp nhau thêm phần thăm viếng sức khỏe cộng đồng gia đình và trong dòng họ.

Bài văn khấn ngày giỗ gia tiên thường cát kỵ

Bài văn khấn ngày giỗ gia tiên thường cát kỵ

Mua lễ cúng gia tiên: Tùy Tâm

Chuẩn bị: Hương, hoa, quả, phẩm oản, vàng mã và mâm lễ mặn gồm có xôi, gà, các món cơm canh…

Tốt nhất nên biếu ông bà quần áo cho người âm nhà mình vào ngày giỗ, mỗi năm chỉ được nhận 3 bộ quần áo, kèm theo là một ít tiền âm phủ. Trong những ngày này người âm nhà mình sẽ nhận đầy đủ nhất.

Trong xem tử vi online thì ngày Tiên Thường người đứng giỗ phải làm lễ báo cáo với Thổ Thần để xin phép cho hương hồn người được cúng giỗ về phối hưởng cùng gia đình và cho phép vong hồn nội ngoại gia tiên nhà mình về cùng dự giỗ.

Sau đó, đích thân gia chủ ra mộ người được hưởng giỗ để làm lễ mời Tiên linh về dự giỗ, cũng đồng thời các con cháu sửa sang đắp lại mộ phần sau một thời gian chưa được chăm sóc. Từ sáng ngày Tiên Thường, gia chủ đã phải liên tục lau chùi bàn thờ, bày biện lễ vật của gia chủ và người gửi giỗ.

Khấn như sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con lạy gia tiên nội ngoài bà cô ông mãnh họ…. (Họ nhà mình)

Hôm nay là ngày …………… tháng ……………. Năm………………………………

Là ngày giỗ (của ai đọc tên lên), an táng ở … Chúng con thành tâm sửa biện cơm canh, thịt bò, gà, nem, xôi, hoa quả, rượu, bánh… (trên mâm cơm có gì thì nói ra cái đó).

Con kính mời cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỉ thúc bá huynh đệ, cô dì tỉ muội, họ … (Họ gì thì khấn lên) hâm hưởng cơm canh hoa quả, rượu chè, lai lâm hiến hưởng. Đồng gia cảnh thiếu thì sát thiếu bát thì sẻ.

Con xin kính biếu (Người giỗ) 3 bộ quần áo, con nhờ quan thần linh thổ địa số nhà… đường… quận…. thành phố…chuyển giúp con quần áo và một ít tiền âm phủ cho (Cho người nào thì khấn lên, nội ngoài hoặc bà cô ông mãnh họ ngoại và nội).

Con xin gia tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh phù hộ độ trì cho gia đình con (có ai thì xướng tên lên, địa chỉ rõ ràng) được khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, con cháu nội ngoại 3 bề 4 bên được đoàn kết thuận hòa, cho nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, năm xung tháng hạn được tai qua nạn khỏi, các cháu được học hành giỏi giang, thông minh, thành đạt, sáng lòng sáng dạ, học một biết mười, đi tươi về tốt, chăm ngoan, học giỏi, vâng lời cha mẹ.

(Gia chủ thích gì thí khấn lên)

Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin gia tiên nội ngoài và bà cô ông mãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, độ cho gia đình của con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

Chú ý: Đọc bài khấn từ đầu đến cuối 3 lần

Dâng lễ thì tùy tâm

Dâng lễ thì tùy tâm

Chuẩn bị mã hóa thì rót nước khấn

Con mời gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh uống nước.

Sau khi hóa mã vẩy rượu cúng vào mã, nước cúng của gia tiên phải uống hết.

Tìm hiểu thêm về kiến thức phong thủy tổng quát nhất trên trang xemtuvi.mobi để xây nhà, mua đất, mua xe, sắp xếp đồ đạc trong nha...

Cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau để được hưởng lộc

Đã mời gia tiên về thì hôm đấy được mua sắm hoa quả và lễ mặn bao nhiêu thì tùy tâm của mình. Định mua cái gì nhưng vì đắt quá lại mua sang cái khác cũng không được chứng lễ. Nên mua hoa tươi quả tốt đắt thì mua ít cũng được. ( Tuyệt đối không được mua quả xanh vì gia tiên chỉ về một ngày hôm đấy, nếu mua quả xanh thì đến lúc chín chỉ mình ăn nên gia tiên không được chứng lễ và nước cúng là phải nước uống được).

Cỗ to, cỗ nhỏ là tùy tâm của người trần bởi còn phụ thuộc vào điều kiện cuộc sống của gia chủ, các cụ chỉ chứng lễ chứ cũng không ăn được. Khi nấu ăn không được nếm đũa, chấm mút, vì gia tiên chứng lễ nên sau khi cúng xong mới được gia giảm thêm mặn nhạt tùy người trần.

Bàn thờ ngày giỗ gia tiên phải có đèn dầu hoặc là nến, 1 bát muối, 1 bát gạo, 1 củ gừng thì người âm mới được ấm, no, người âm mà no thì con cháu trên trần mới được ấm no không lo đói kém. Sau khi lễ xong, gạo muối nhớ để con cháu ăn chứ không được vãi ra được không gia tiên phật ý.

Các cụ gia tiên chỉ được về những ngày tết của người trần, và những ngày đại sự như cưới hỏi, hiếu hỉ, sinh con hay mua đất, tậu nhà và ngày giỗ của người âm. Ngày giỗ phải thắp ít nhất 3 tuần hương mỗi tuần một nén.

Tổng hợp bởi xemtuvi.mobi

Bài viết cũ hơn:

Tổng hợp các bài văn khấn cúng rằm tháng 7 hay và chuẩn nhất

Văn khấn mùng 1 và ngày rằm cúng thổ công, các vị thần và gia tiên

Cây cảnh hợp tuổi 12 con giáp theo phong thủy

Sinh năm 2020 mệnh gì, tuổi con gì, mạng hợp với những gì?

Sinh năm 2015 mệnh gì, tuổi con gì, mạng hợp với những gì?

Sinh năm 2019 mệnh gì, tuổi con gì, mạng hợp với những gì?

Sinh năm 2014 mệnh gì, tuổi con gì, mạng hợp với những gì?