Có nên kiêng quan hệ vào ngày rằm, mùng 1, lỡ quan hệ vào ngày mùng 1 tết đầu năm có sao không, lý giải theo quan niệm dân gian và khoa học mời bạn đọc cùng tham khảo.
Theo quan niệm của người phương Đông, phần lớn đều tránh việc quan hệ, gần gũi nam nữ vào ngày mùng 1, ngày rằm hay Tết. Nguyên do là theo quan niệm cổ xưa việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ mang lại những điều không may mắn, vận hạn đen đủi, thậm chí là đại hạn.
Tuy ngày nay quan niệm này không còn nặng nề như trước nữa nhưng nó vẫn tồn tại âm ỉ trong suy nghĩ của không ít người. Thực tế là vẫn còn nhiều cặp vợ chồng khiêng khem và đại kỵ “làm chuyện ấy” trong ngày rằm, mùng một. Vậy có nên kiêng quan hệ vào ngày rằm, mùng 1 hàng tháng hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Lý giải theo quan niệm truyền thống, thì nam thuộc dương, nữ thuộc âm. Người đàn ông giữ “động phòng” để duy trì nòi giống, vì thế mới có câu: “cô âm bất sinh, cô dương bất trưởng” (nghĩa là, nếu chỉ có riêng yếu tố âm thì không thể sinh ra được, chỉ riêng yếu tố dương thì không thể lớn khôn được).
Một khi âm dương không hòa hợp, thì không chỉ vấn đề nối dõi tông đường bị ảnh hưởng mà còn kéo theo nhiều rắc rối, hung họa khác nữa. Trong khi đó, ngày mùng 1 đầu tháng và ngày rằm giữa tháng là thời điểm “nguyệt khuếch khuy không”, nguyệt thuộc âm, lúc này âm hư, tức là âm dương mất cân bằng, không tốt cho chuyện phòng the và sẽ mang tới những điều xui rủi.
Trong Tố nữ kinh cũng có trích đoạn "Những điều kiêng kỵ khi quan hệ vợ chồng" như sau: “Cấm kỵ giao hợp vào những ngày mùng 1,ngày rằm, ngày cuối tháng âm lịch, phạm vào những cấm kỵ này khi sinh con cái ra sẽ bị thương tổn, còn mình thì "không giương lên được", trong mình lúc đó bị giục hỏa thiêu trung nghĩa là hỏa thị dục thiêu đốt tam can nên nước tiểu phát ra có màu đỏ hay màu vàng đậm nhiều khi mang thêm bệnh di tinh, giảm tuổi thọ”.
Tại sao nên kiêng quan hệ vào ngày rằm, mùng 1 đầu tháng?
Thực tế là, quan niệm kiêng quan hệ tình dục trong xã hội trước không chỉ vào những ngày mồng một và hôm rằm. Mà giới vua chúa, tướng lĩnh trước ra trận, hoặc làm những việc hệ trọng... đều sẽ không quan hệ, tắm gội và ăn chay ba ngày trước khi hành lễ.
Bên cạnh các ngày được kể như trên thì người xưa còn thường tránh làm chuyện ấy trong các ngày như “Ngũ độc” – tức ngày 5/5 và ngày “Cửu độc”- tức 9/9. Theo lịch âm, tháng 5 còn gọi là tháng trăng độc, ngày 5/5 âm dương tranh đấu, âm thắng dương, mang tới điều xui rủi về ma quỷ, tà khí, dịch bệnh… Ngày 9 tháng 9 còn gọi là tết Trùng Dương, là thời điểm dương khí thịnh, lấn át âm khí, gây mất cân bằng âm dương. Vì thế, nếu vợ chồng quan hệ vào những ngày này đều được coi là điều cấm kị, vì tổn hại cho sức khỏe và tinh lực của cả nam và nữ.
Quan điểm kiêng kỵ “chuyện ấy” vào những ngày kể trên xuất phát từ Nho giáo. Người xưa cho rằng, mọi thứ cần phải giữ sạch sẽ, kể cả trong chuyện chăn gối, quan hệ nam nữ. Bên cạnh đó, ngoài việc kêng kị tình dục thì còn kiêng cả các việc sát sinh nữa. Đây cũng là một trong những tiền đề xây dựng nên hệ thống quan điểm Nho giáo hiện nay.
Những điều này thường không phổ biến với người dân bình thường nhưng với giới vua chúa, quan lại, sĩ phu thì lại là một nguyên tắc bất di bất dịch, được truyền từ đời này sang đời khác. Y học thì lại cho rằng, việc kiêng kị dình dục để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng một vài ngày sau đó sẽ sung sức và khỏe mạnh hơn. Như vậy, kiêng hay không kiêng tình dục tùy theo quan điểm của từng cá nhân và mỗi thời đại, lĩnh vực khác nhau.
Theo các chuyên gia tình dục học, quan niệm tâm linh trên đã được coi là điều cũ kỹ, sai lầm. Xã hội hiện đại hơn nên con người cũng có cái nhìn tích cực về “chuyện ấy hơn”. Thậm chí không ít cặp đôi còn chọn thời khắc đầu năm mới để “khai tình” với hy vọng rằng chuyện tình cảm trong năm mới sẽ mặn nồng hơn.
Các nhà khoa học giải thích rằng, quan hệ tình dục vào thời điểm nào không quan trọng và không ảnh hưởng đến sức khỏe như người ta vẫn nói. Mà điều nên quan tâm phải là sức khỏe của cả hai người trong cuộc.
Nếu như bạn và đối tác đều khỏe mạnh và có ham muốn thì chẳng có lý do gì để khước từ cả. Hơn nữa, những đứa trẻ được hình thành trong thời điểm này sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, nếu như bố mẹ của chúng không gặp phải vấn đề gì trước và sau khi thụ thai.
Vậy có nên kiêng quan hệ vào ngày rằm, mùng 1 hay không?
Tuy nhiên bạn có thể để ý một chút là những ngày cuối năm thường có khá nhiều công việc bận rộn, từ nhà cửa cho tới các bữa tiệc nên có thể sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều và gây ra mệt mỏi.
Điều này đồng nghĩa, khi cơ thể không được khỏe mạnh thì hoạt động tình dục cũng có xu hướng diễn biến xấu. Nó không chỉ khiến bạn phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe mà còn khiến chuyện ấy không được suôn sẻ. Vì thế, hãy lựa chọn thời điểm tinh thần và sức khỏe đạt trạng thái tốt nhất để tiến hành.
Tóm lại, quan niệm của người Việt là “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nên phàm là những điều đã được cha ông đúc két lại thì cũng nên hạn chế mắc phải. Mặc dù sự thực hư, đúng sai của quan niệm này đến nay vẫn chưa được kiểm chứng.
Ngoài việc kiêng kỵ quan hệ vào ngày rằm và mùng 1 kể trên, thì trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều việc nên tránh làm trong ngày đầu tháng, đầu năm, ngày răm như sau:
Hầu hết mọi người thường kiêng xuất tiền vào ngày đầu tháng vì sợ bị "dông" cả tháng. Ngược lại, người ta cũng thường kiêng đi vay mượn hay đi trả nợ.
Theo quan niệm dân gian, nếu ăn một số món ăn như thịt chó, thịt vịt, mực, cá mè, trứng vịt… vào ngày đầu tháng (từ mồng 1 - mồng 10) thì sẽ bị xúi quẩy, hãm tài, mất của, không may, bệnh tật lâu khỏi...
Thực tế là hiện nay vẫn có không ít người ngại cắt tóc vào ngày mùng 1 âm lịch đầu tháng vì sợ rằng nếu cắt tóc thì sẽ gặp đen đủi, tài lộc tiêu hao. Người Việt quan niệm rằng, tóc là bộ phận của con người nên không muốn cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong ngày đầu tháng, bởi cắt là mất, nó có thể cho ta gặp những chuyện không suôn sẻ hoặc hay ốm đau.
Đầu tháng mà làm đổ vỡ bát đĩa, ấm chén, gương, đồ dùng trong nhà đều được coi là điều không tốt. Từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì vậy, những ngày đầu tháng thường kỵ việc đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau để hạn chế những điều không vui xảy ra với gia đình.
Một số điều kiêng kỵ khác vào ngày mùng rằm, mùng 1
Đối với những người làm ăn buôn bán thì ngày đầu tháng luôn là ngày vô cùng quan trọng. Thông thường mọi người sẽ thắp hương, khấn vái để cầu mong may mắn cả tháng. Bên cạnh đó, người “mở hàng” vào buổi sáng cũng đặc biệt quan trọng. Người bán rất kiêng những người đã trả giá định mua rồi lại không mua nữa, vì họ cho rằng nếu gặp những khách như vậy thì cả tháng sẽ bị “dông”. Và sẽ rất may nếu cả hai người cởi mở, thuận mua vừa bán.
Sáng sớm những ngày mùng 1 nếu có việc phải đi xa, đi làm ăn, buôn bán… thì người ta thường kỵ việc ra ngõ gặp người đàn bà, con gái vía dữ, keo kiệt, khó tính. Và để tránh điều này người ta sẽ hẹn với người nào đó tính tình cởi mở, hay gặp may để đón ngõ và chào hỏi, chúc người này lên đường may mắn.
Người xưa vẫn có câu "trai mồng một, gái ngày rằm" ý muốn chỉ những bé trai sinh ngày mùng 1 và bé gái sinh ngày rằm thường rất "khó nuôi". Vì vậy nên tránh sinh con vào những ngày này.
Có câu "Sinh dữ tử lành" nên nếu đầu tháng mà đi thăm gái đẻ là rông, người xưa vẫn truyền tai nhau như thế.
Nhiều người cho rằng việc nói những điều rủi ro, không may mắn trong ngày đầu tháng là điều kiêng kỵ vì sợ rằng cả tháng cũng sẽ gặp phải rủi ro như lời đã nói.
Nói bậy chửi tục là một thói quen phản ánh phần nào văn hóa của một người. Nó vừa không được khuyến khích mà còn là điều kiêng kỵ trong những ngày đầu tháng. Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.
*Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Xem thêm: Văn khấn mùng 1 và ngày rằm cúng thổ công, các vị thần và gia tiên
Tổng hợp bởi Xemtuvi.mobi