Tháng cô hồn là gì, vào tháng mấy? Những điều kiêng kỵ và không nên làm

23-08-2018 17:11

Tháng cô hồn là gì, là tháng mấy, bắt đầu từ ngày nào và kết thúc vào ngày nào năm 2018? Truyền thuyết tháng cô hồn, những điều kiêng kỵ, cấm kỵ nên và không nên làm là gì?

1. Tháng cô hồn là gì?

Tên gọi tháng cô hồn được bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc. Theo nghĩa tâm linh, cô hồn được giải thích là những linh hồn cô đơn, không nơi nương tựa, không người thờ cúng và chưa được siêu thoát. Những linh hồn này không có nơi trú ngụ và vương vấn dương gian nên nay đây mai đó.

Theo văn hóa phương Đông, tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là Tháng cô hồn. Truyền thuyết kể rằng, từ ngày 2/7 âm lịch Diêm Vương bắt đầu mở quỷ môn quan cho phép quỷ đói được trở về dương gian, cánh cửa này sẽ đóng lại đúng đêm của ngày 14/7 âm lịch.

Thời gian này ma quỷ có thể đi lại tự do trên cõi trần, trở về nhà thăm hỏi người thân, chốn cũ, nhận lễ vật từ gia đình. Những linh hồn cô đơn nơi trần thế cũng nhân cơ hội này quay trở về cõi âm, chấm dứt sự lang thang để có thể nhanh chóng siêu thoát đầu thai.

Những linh hồn này muốn siêu thoát thì phải bỏ được những tiếc nuối dương gian và có người còn sống cúng vong, tiễn vong siêu độ. Tuy nhiên những cô hồn này thường không nơi nương tựa, không chốn quay về, không có người thờ phụng, chính vì thế mà trong tháng 7 cô hồn này, người ta thường bày lễ cúng cháo, gạo, muối, vàng mã và tụng kinh siêu độ cho những vong hồn kia.

Việc cúng cô hồn này là để cho bất cứ linh hồn dã quỷ nào đi ngang qua cũng đều nhận được lễ vật, không bị đói khát, thiếu thốn, buông bỏ những day dứt ở dương gian, trở về cõi âm để sớm siêu thoát, đầu thai kiếp khác. Cúng cô hồn rằm tháng 7 cũng là cách để bảo vệ bản thân và gia đình tránh khỏi sự quấy nhiễu, phiền hà của cô hồn dã quỷ.

Tháng cô hồn là gì? Truyền thuyết về tháng cô hồn

Tháng cô hồn là gì? Truyền thuyết về tháng cô hồn

2. Truyền thuyết về tháng cô hồn

Truyền thuyết tháng cô hồn theo tích truyện của Phật giáo bắt nguồn từ câu chuyện về đức phật A Nan Đà. Một tối ông A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân khô gầy, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Con quỷ nói với A Nan rằng ba ngày sau ông sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ, miệng lửa cháy mặt như nó.

A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên”. A Nan đem câu chuyện này nói với Đức Phật, Phật bèn đặt cho bài chú “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni” để tụng trong lễ cúng cho thêm phần phước.

Từ đó, người Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, nghĩa là cúng bố thí và cầu nguyện cho quỷ đói miệng lửa. Nhưng dân gian hiểu rộng ra là cúng cô hồn, cúng thí cho những vong hồn lang thang không nơi nương tựa, không có người thờ cúng. Tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, hiện nay người ta vẫn gọi cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu – nghĩa là “thả quỷ miệng lửa”, sau này được hiểu rộng thêm thành “tha tội cho tất cả những người chết”.

3. Những điều kiêng kỵ và không nên làm trong tháng cô hồn

Tháng cô hồn 2018 năm nay diễn ra từ ngày 22/8 dương lịch đến hết ngày 19/9 dương lịch. Theo kiến thức phong thủy cơ bản, ngoài việc làm lễ cúng gia tiên, cúng cô hồn, bạn cần kiêng kỵ làm những điều sau để tránh gặp xui xẻo hay những điều không may sẽ đến với bản thân và gia đình của mình:

- Không nên nhổ lông chân vì quan niệm dân gian cho rằng “một sợi lông chân quản 3 con quỷ” – người có càng nhiều lông chân thì ma quỷ càng không dám lại gần.

- Không đốt giấy, vàng mã tùy tiện vì sẽ khiến ma quỷ kéo đến.

Những điều kiêng kỵ và không nên làm trong tháng cô hồn

Những điều kiêng kỵ và không nên làm trong tháng cô hồn

- Không ăn vụng đồ cúng vì đồ dành cho ma quỷ, chưa cúng và cầu xin mà đã ăn thì có thể rước họa vào mình.

- Không treo chuông gió ở đầu giường, trước phòng ngủ vì theo quan niệm tâm linh, tiếng chuông gió thu hút sự chú ý của ma quỷ, vì thế người ngủ dễ bị quấy phá.

- Không nên đi chơi đêm hoặc đi chơi quá khuya để tránh gặp điều không may, nhất là người yếu bóng vía.

- Không hù dọa người khác khiến họ giật mình đến mức “hồn bay phách lạc”, tạo cơ hội cho ma quỷ xâm nhập.

- Không nên đứng gần, nằm, ngồi gần cây đa, vì người xưa cho rằng đó là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích đu bám ở những cây đa này.

- Không nên thức quá khuya vì khi tinh thần suy nhược dễ bị nhiễm “quỷ khí”.

- Không phơi quần áo vào ban đêm vì người ta cho rằng ma quỷ sẽ “mượn” quần áo đó và để lại “âm khí” trong bộ quần áo ấy.

- Không gọi tên nhau khi đi chơi đêm vì có thể ma quỷ sẽ nghe được và ghi nhớ tên của người đó.

- Không nên bơi lội vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, đồng nghĩa có thể gặp xui xẻo.

- Không nên vào những nơi góc tường, xó tối vì đó là nơi ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi.

- Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, nhất là tiền vẻ vì đó có thể là tiền cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu phạm vào sẽ gặp tai họa khôn chừng.

- Không nên ở một mình vì có thể bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.

- Không ngoái cổ nhìn lại phía sau khi đi đến những nơi vắng vẻ, nhất là khi có cảm giác có người đi theo hoặc gọi tên mình.

- Không nên để mũi dép hướng về phía giường khi đi ngủ vì ma quỷ nhìn nhấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên gường và họ sẽ leo lên ngủ chung với người đó.

- Không cắm đũa đứng giữa bát cơm vì đây là một hình thức cúng tế, nếu ma quỷ nhìn thấy sẽ dễ vào nhà ăn chung.

- Không chụp ảnh vào ban đêm vì ma quỷ luôn lảng vảng xung quanh chúng ta, nếu chụp ảnh sẽ vô tình chụp cả ảnh ma quỷ vào, đó là điều không tốt.

Cúng cô hồn tháng 7 âm lịch hàng năm là một hoạt động mang đầy tính nhân văn, không chỉ là để cho ma quỷ khỏi quấy nhiễu dương gian mà còn là cách chia sẻ cho những linh hồn đói khổ, cầu mong cho họ nhanh chóng siêu thoát.

Hiện nay, phong tục cúng cô hồn vẫn được người Việt gìn giữ và luôn thể hiện đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đây vừa là một nghi thức tâm linh, vừa là lời nhắc nhở về lòng vị tha, nhân hậu, tinh thần nhân ái bao dung, chia sẻ giữa con người với con người, kể cả là có bị chia cắt bởi sống chết, âm dương xa cách.

Mời bạn xem thêm: Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, nên sắm lễ gồm những gì?

Tổng hợp bởi Xemtuvi.mobi

Bài viết cũ hơn:

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, nên sắm lễ gồm những gì?

Ngày xá tội vong nhân là gì, vào ngày nào - Cách cúng xá tội vong nhân

Tết Trung Nguyên là gì? Ý nghĩa tết Trung Nguyên ở Việt Nam

Cúng Vu Lan tại nhà vào ngày nào? Cần sắm mâm lễ cúng gồm những gì?

Lễ Vu Lan báo hiếu là gì, tổ chức vào ngày nào trong tháng 7 âm lịch?

Thành Đầu Thổ là gì – Mệnh Thành Đầu Thổ 1998, 1999 hợp màu, mệnh gì?

Sơn Đầu Hỏa là gì, mệnh Sơn Đầu Hỏa hợp màu gì, mệnh gì?