Mùa lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ là gì, đại lễ vu lan tổ chức vào ngày bao nhiêu, ngày mấy, tháng mấy năm 2018, ý nghĩa tết Vu Lan là gì, xuất phát từ câu chuyện nào?
Mỗi năm vào dịp tháng 7 âm lịch, nhiều người vẫn thường đặt câu hỏi lễ Vu Lan là gì, lễ Vu Lan bắt nguồn từ đâu… và thường nhầm tưởng lễ Vu Lan với ngày xá tội vong nhân. Tuy nhiên đây là hai ngày khác nhau, hai tập tục khác hẳn nhau về ý nghĩa theo văn hóa của người Việt.
Theo đó, lễ Vu Lan là một phong tục tập quán tốt đẹp trong văn hóa phật giáo, là dịp để con cháu báo hiếu, tỏ lòng hiếu thuận đến cha mẹ, còn ngày xá tội vong nhân là ngày các hồn ma được siêu thoát.
Lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ theo lời Phật dạy. Mục Kiền Liên là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, có mẹ là bà Thanh Đề. Sinh thời, mẹ của bồ tát Mục Kiền Liên làm nhiều điều ác, xúc phạm chư Tăng nên khi chết bị đày xuống địa ngục làm con ma đói.
Bồ tát Mục Kiền Liên tìm cách cứu mẹ không được, ông được đức Phật chỉ rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Bồ tát Mục Kiền Liên liền làm theo lời phật dạy và cứu được mẹ của mình, Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ của mình thì nên làm theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Kể từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Lễ Vu Lan là gì, tổ chức vào ngày nào trong tháng 7 âm lịch?
Cứ vào dịp tháng 7 âm lịch hàng năm, các tín đồ Phật giáo khắp nơi đều tổ chức cúng, dâng phẩm vật lên Tam Bảo để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ được siêu thoát. Đây chính là một hình thức để con cháu báo hiếu cho những người thân đã mất trong gia đình.
Lễ Vu Lan mùa báo hiếu không chỉ được tổ chức ở Việt Nam mà còn được tổ chức ở nhiều nước châu Á khác như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia… Các hoạt động tiêu biểu trong lễ báo hiếu là thăm viếng, dọn dẹp mộ phần gia tiên, dâng lễ vật lên Phật, thần linh, gia tiên và tụ họp với gia đình. Mặc dù tại mỗi nước các nghi lễ và thời gian tổ chức không giống nhau nhưng tất cả đều đề cao tinh thần báo hiếu, tri ân với người đã khuất, đền ơn và quan tâm với đấng sinh thành đang sống bên cạnh.
Ý nghĩa ngày tết Vu Lan rằm tháng 7 chính là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến công ơn sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ, qua đó thể hiện sự hiếu thảo của con cháu với ông bà tổ tiên. Trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7, hầu hết những người con xa quê đều cố gắng trở về quê hương, sum họp bên gia đình. Thông thường, đại lễ Vu Lan được tổ chức rất long trọng tại các chùa chiền lớn trên cả nước.
Trong ngày lễ báo hiếu cha mẹ này nhà phật thường khuyến cáo nên ăn chay, đến chùa thắp hương cầu khấn và nghe các vị trụ trì thuyết giảng giáo lý nhà phật. Hành động này đều nhằm mục đích muốn chúng sinh và những người đã khuất được yên nghỉ, còn người đang sống sẽ có sức khỏe dồi dào để mãi ở bên con cháu.
Theo kiến thức phong thủy cơ bản, lễ Vu Lan tháng 7 người ta còn thường làm các nghi thức phóng sinh để thể hiện lòng nhân từ với chúng sinh. Việc này không chỉ tạo phước cho bản thân, con cháu trong gia đình mà còn giúp cho những người già, người cô đơn cảm thấy hạnh phúc và ấm cúng hơn.
Mùa Vu Lan báo hiếu tại mỗi gia đình vẫn đều chuẩn bị mâm cơm để dâng lên gia tiên, thần linh, cửa phật và cúng phóng sinh để tỏ lòng hiếu thảo, hoặc dành tặng những lời chúc và món quà ý nghĩa cho cha mẹ của mình.
Ý nghĩa tết Vu Lan báo hiếu cha mẹ
Tháng 7 mùa Vu Lan báo hiếu tại Việt Nam còn tiến hành nghi lễ cài hoa hồng màu đỏ cho những người vẫn còn cha mẹ và cài hoa hồng màu trắng cho những người đã mất cha mẹ. Những người may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì đó cũng là lời nhắc nhở về lòng hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Còn những người cài bông hồng trắng thì đó là lời nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, luôn giữ nề nếp gia phong, anh em thuận hòa.
Phong tục cài hoa hồng trắng và đỏ vào lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ này là do thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng vào thập niên 60 của thế kỉ trước, nhằm tăng thêm ý nghĩa văn hóa cho lễ hội này, đặc biệt là để con cái nhớ về cha mẹ dù còn hay mất.
Lễ Vu Lan ở Việt Nam hiện nay tại một số nghĩa trang cao cấp vẫn tường tổ chức đại lễ với chương trình cầu siêu cho người đã khuất để nhắc nhở con cháu về cội nguồn và biết ơn tới những cha mẹ, ông bà, tổ tiên, những người đã khuất. Đại lễ này thu hút không ít phật tử bốn phương đến dự với mong muốn cầu chúc cho người đã khuất được yên nghỉ, đồng thời cầu chúc cho cha mẹ, ông bà luôn sống khỏe mạnh để vui vầy bên con cháu. Lễ báo hiếu cha mẹ đã thức tỉnh bao người con về đạo hiếu với mẹ cha, mang đến một lối sống đúng đạo nghĩa cho thế hệ trẻ.
Lễ Vu Lan 2020 diễn ra vào thứ 4, ngày 2 tháng 9 dương lịch tức ngày 15/7 âm lịch. Dù đúng vào ngày rằm mới diễn ra các hoạt động chính nhưng ngay từ đầu tháng các sự kiện liên quan đã bắt đầu được tổ chức và kéo dài cho đến hết tháng 7 âm lịch.
Trước nay vẫn nhiều người nhầm lẫn giữa lễ Vu Lan và ngày xá tội vong nhân là một. Tuy nhiên đây là hai sự kiện hoàn toàn khác biệt chỉ là diễn ra trùng thời gian và rằm tháng 7 và cùng xuất phát từ giáo lý nhà Phật. Song cả hai đại lễ này đều có ý nghĩa rất lớn và xuất phát từ tấm lòng của người trần thế.
Mời bạn xem thêm: Cúng Vu Lan tại nhà vào ngày nào? Cần sắm mâm lễ cúng gồm những gì?
Tổng hợp bởi Xemtuvi.mobi