Xem phong thủy huyền không phi tinh - Ứng dụng phong thủy huyền không phi tinh trong thuật phong thủy huyền không học hay và bổ ích.
1. Phong thủy huyền không phi tinh là gì?
Phong thủy được phân biệt bằng các môn khoa học tâm linh như xem giờ tốt xấu, tuổi làm nhà, xem tử vi bởi quan điểm của nó dựa nghiên cứu về vật chất, các quy luật vũ trụ và dựa trên 3 trường phái phong thủy phổ biến là:
Thứ nhất, Phong thủy cảnh quan (phong thủy địa lý) lấy quy luật của văn hóa Dịch học như: Hà Đồ Lạc Thư, Ngũ hành, Bát quái... ứng dụng trong cuộc sống hiện đại là dùng để sắp xếp bố trí nội thất nhà ở, văn phòng, cửa hàng…
Thứ hai, phong thủy Bát trạch (phong thủy phương Hướng), cũng dựa trên Dịch học để làm cơ sở xác định, điều chỉnh phương vị, màu sắc chọn hoa văn hình ảnh tạo nên môi trường tốt cho sức khỏe, tinh thần và sự nghiệp hành thông
Thứ ba, chính là phong thủy huyền không phi tinh là khoa học nghiên cứu, đánh giá về sự dịch chuyển của các sao theo phong thủy bát trạch: Nhất Bạch tinh, nhị Hắc tinh, tam Bích tinh, tứ Lục tinh, ngũ Hoàng tinh, lục Bạch tinh, thất Xích tinh, bát Bạch tinh, cửu Tử tinh. Mỗi sao sẽ có quy luật di chuyển và nắm giữ những đại vận khác nhau.
Hay nói cách khác, phong thủy huyền không hay huyền không phi tinh thuộc về các quy luật thiên văn học được khám phá qua nhiều đời và dựa trên cơ sở của sự dịch chuyển các nhóm sao (tinh tú). Qua đó, dự đoán được điều may hoặc điều dự và đưa ra những biện pháp tối ưu có lợi cho con người, hạn chế các thiệt hại.
Phong thủy huyền không học cốt chính dựa vào sự dịch chuyển của 9 con số theo quỹ đạo cửa Lượng thiên xích trên Bát quái để đón định điềm lành – điềm hung theo dương trạch (nhà) và âm trạch (mộ phần).
Phong thủy huyền không phi tinh
2. Phương pháp phi tinh theo phong thủy huyền không học
Phong thủy huyền không phi tinh dựa vào Hà Đồ mà nó chính là quy luật của Ngũ tinh trong Thái dương hệ gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong những mối liên hệ với mặt Trăng và mặt Trời
Hiện nay có Hà đồ là qui luật vận động của Ngũ tinh trong Thái Dương hệ. Gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong mối liên hệ với Mặt trời, Mặt trăng được quan sát từ trái đất.
Hiện có 2 phương pháp là Phi tinh theo huyền không Lạc Việt và Lạc thư từ cổ chứ Hán. Khác biệt trong Huyền Không lạc Việt với Huyền Không cổ thư chỉ các phương vị phía Nam của Hà Đồ. Cụ thể như sau:
Phương pháp phi tinh theo phong thủy huyền không học
So sánh Hà đồ vận và Lạc thư vận 1 - 2 - 3
So sánh Hà đồ vận và Lạc thư vận 4 - 5 - 6
So sánh Hà đồ vận và Lạc thư vận 7 - 8 - 9
3. Một số ứng dụng của phong thủy huyền không phi tinh
Bài trí vật phẩm phù hợp ở mỗi phương vị cửu tinh
- Nhất Bạch tinh: theo ngũ hành thuộc hành Thủy, là Đào hoa tinh chủ về nhân duyên, hôn nhân nên bài trí màu xanh sẽ đem lại hỉ sự.
- Nhị Hắc tinh: Đây là sao chủ về bệnh tật, đau ốm thuộc hành Thổ. Bởi vậy nên sử dụng các vật phẩm phong thủy bằng vật liệu đồng để tránh những điều không may.
- Tam Bính tinh: là phương vị thuộc hành Mộc, sao thiên về tranh chấp, thị phi gây hao tổn Tam Bích tinh: Là thị phi tinh, ngũ hành thuộc Mộc, chủ về tranh chấp, thị phi, hao tổn. Nên đặt bếp gas ở phương vị này sẽ hạn chế những điều không may.
- Tứ Lục tinh: Là Văn Xương tinh, ngũ hành thuộc Mộc, chủ về học hành, thi cử, học vấn. Tại đây, có thể dùng cây xanh để bài trí.
- Ngũ Hoàng tinh: là sao xấu – đại hung (Hỏa sát tinh) thuộc hành Thổ. Sao nảy hại về sức khỏe, dễ gặp rủi ro và tai nạn, nên đặt 6 đồng tiền cổ để trấn an ở phương vị này.
- Lục Bạch tinh: là sao thuộc hành Kim tốt, chủ lợi về thăng tiến tài lộc, quan nghiệp. Nên treo đồng hồ hình vuông ở phương vị này để thêm nhiều may mắn, vượng phát.
- Thất Xích tinh: đây là sao Phá quân tinh, thuộc hành Kim. Là sao xấu chủ hao về tài sản, công danh lớn nên cần treo loại đồng hồ hình tròn ở phương vị này.
- Bát Bạch tinh: Sao này thuộc hành Thổ. Nếu tính từ năm 2004 đến 2023 sẽ là sat Bát vận nên tốt về tài lộc, thăng tiến công danh và nên treo đồng hồ hình tam giác ở phương vị này.
- Cửu tinh: là sao Hỉ khánh thuộc hành Hỏa, sao tốt cho nhân duyên, thêm con cháu. Phương vị này nên đặt cây cảnh có lá màu đỏ để tăng vượng khí.
Tổng hợp bởi xemtuvi.mobi