Âm trạch - Xem phong thủy âm trạch thêm phúc lộc, bình yên

19-07-2016 12:12

Âm trạch, Am trach, Âm trạch phong thủy, Am trach phong thuy, Phong thủy âm trạch, Phong thuy am trach, Xem phong thủy âm trạch, Xem phong thuy am trach

Trong phong thủy chia thành hai lĩnh vực làm dương trạch và âm trạch. Dương trạch tượng trưng cho người sống và âm trạch thuộc về thế giới của những người đã mất. Vậy, âm trạch phong thủy là gì, xem phong thủy âm trạch có tác dụng gì đối với đời sống.

Hãy tham khảo những kiến thức cơ bản về xem phong thủy âm trạch dưới đây để giúp nhà bình an, tránh điều không may và thêm nhiều phúc lộc.

1. Phong thủy âm trạch là gì?

Âm trạch được xem là vùng đất để chôn người đã khuất hay còn gọi mà mồ mả.

Phong thủy: có nghĩa là gió và nước, hai yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới cuộc sống con người. Bởi vậy, khi nghiên cứu về phong thủy tức làm xem ảnh hưởng của gió, khí, mạch nước đến mỗi cá nhân. Phong thủy có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ và cải biến vận mệnh.

Người ta thường vận dụng các nghiên cứu về phong thủy để cải thiện, tìm đến những vận may và xua đuổi vận đen.

Như vậy, phong thủy âm trạch chính là cách vận dụng các yếu tố tự nhiên để xác định các vùng đất tốt về phong thủy để chôn cất người đã khuất mà có thể mang lại phúc lộc cho con cháu đời sau.

Như vậy, phong thủy âm trạch dùng cho người đã mất và khác với phong thủy dương trạch là dùng cho việc làm nhà, chùa… người đang sống.

Phong thủy âm trạch và dương trạch mối liên quan tới nhau: Nếu xét dựa trên khía cạnh mộ phần thì phong thủy cho rằng huyệt mộ có sinh khí sẽ mang lại tốt lành cho con cháy đang sống.

Phong thủy âm trạch

Phong thủy âm trạch

2. Nguyên tắc cơ bản của phong thủy âm trạch

Trong phong thủy âm trạch thì việc chọn đất và hướng đất lành, sinh khí tốt cho người đã mất là rất quan trọng và có ý nghĩa đối với con cháu đời sau.

Khi xem địa khí âm trạch cần chú ý đến các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc 1: Rồng đến có thế, phát mạch từ xa.

Điều này có nghĩa là âm trạch phong thủy cần xem xét đến yếu tố sơn mạch trên phạm vi vĩ mô đầu tiên. Tức là “núi từ phía xa là thế, múi ở gần là hình. Thế tính trước, hình tính sau, thế quyết định hình, thế đến hình dừng là nơi toàn khí.

Núi nơi an táng cần có đặc điểm: núi non nhấp nhô như từ trên trời kéo xuống, như vạn mã bay lên thành thế lai long uốn lượn uyên chuyển nên có thể hình thành sinh khí tốt, tức là có môi trường từ nhiên đẹp.

Với địa thế âm trạch trên con cháu hi vọng rằng khi người chế đi sẽ trở về với tự nhiên.

Nguyên tắc 2: Lớp lớp che chắn, từ xa đến gần

Theo nguyên tắc 1 thì hình thế của rồng có quan hệ với phát mạch từ xa nhưng mạch này không phải là một đường thẳng mà cần phải có lớp lớp che chắn, có tầng tầng, lớp lớp hộ vệ chủ mạch sẽ tốt, nếu quá thoáng thì sẽ tại nên sự cô đơn.

Nguyên tắc 3: Tứ cục phân minh, bát long hữu dị

* Phong thủy âm trạch phái hình pháp cho rằng, hình thế cửa lai long nhì từ bên ngoài chia làm 5 thế:

- Chính thế: tức là Long Bắc phát triều Nam đến;

- Trắc thế: Long Tây phát Bắc làm huyệt , Nam làm triều;

- Nghịch thế: Long nghịch thuỷ thượng triều , thuận thuỷ hạ thử là nghịch thế;

- Thuận thế.

- Hồi thế: Thân long quay về núi tổ làm triều;

Các thế lai long này lấy địa hình tự nhiên cửa thân núi để xem phong thủy âm trạch là tối hay xấu.

* Phong thủy âm trạch phái lý khí dựa vào Ngũ tinh Bát quái và các phương vị .

Ngũ tinh ở trên trời tương ứng với ngũ hành như sau: Núi trên đất nếu: dốc (Mộc), nhọn (Hỏa), tròn (Kim, dài (Thủy). Sau đó dùng lý luận tương sinh – tương khắc để để xác định vị trí tài quan ấn lộc và dùng 24 sơn hướng để xác định hướng táng và theo tăng giảm Âm Dương để xác định tứ cục theo hướng, Âm long hay Dương long gồm:

  • Hướng Đông (Mộc long)
  • Hướng Nam (Hỏa long)
  • Hướng Tây (Kim long)
  • Hướng Bắc (Thủy long).

Nguyên tắc cơ bản của phong thủy âm trạch

Nguyên tắc 4: Huyệt trường phân minh, huyệt hình đa dạng

Phong thủy âm trạch cho rằng xét về vĩ mô là nơi sẽ có khí thế lớn và về mặt vi mô thì huyệt trường phải rõ ràng.

Huyệt trong phong thủy âm trạch rất nhỏ thường gọi là: Huyệt 8 thước. Người ta xem huyệt là nữ âm tức là nơi có thể lấy được khí ra và thu được khí đến. Vì vậy, huyệt phong thủy được xem như là đất toàn khí, nên khi lựa chọn đất chôn cất đều cần chọn đất tốt và phụ thuộc vào địa hình khác nhau để chia làm:

  • Oa huyệt: giống hình tổ chim yến, chôn ở nơi lõm xuống thường gặp nơi núi cao.
  • Kiềm huyệt: hình giống hai chân bắt chéo ở nơi núi cao bình địa.
  • Nhũ huyệt (huyệt vũ huyền – nhũ đầu huyệt): ở nơi bình địa núi cao.
  • Đột huyệt: có hình nồi úp, đỉnh có nhiều kiểu và thường thấy ở bình địa.

Nguyên tắc 5: Núi bao nước vòng, bốn mặt vây bọc

Ngoài việc chọn thế, hình, huyệt thì còn phải xem núi sông bao bọc xung quanh có hữu tình hay không để tại thành một trôi trường tốt.

Âm trạch phong thủy cho rằng: Nơi có chính huyệt thì núi phải trẻ, hướng trước phải có mặt mở rộng, hình thế bốn bên chụm, kín gió, nước tụ.

Đây là cách thức chọn phong cảnh xung quanh của phần mộ thể hiện quan hệ sơn – thủy: bên sông phải có đường đi có nghĩa là núi sông đồng hành, sơn thủy dựa vào nhau để tồn tại. Môi trường sơn – thủy kết hợp với sa, triều và án  tạo thành môi trường nhỏ trấn giữ bốn mặt tốt lành.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản trong việc xem phong thủy âm trạch bạn có thể và nên tìm hiểu giúp mang lại gia hòa, yên ấm, phát lộc cho con cháu.

Bài viết cũ hơn:

Mệnh Thổ mua xe màu gì thì hợp?

Mệnh Kim mua xe màu gì thì hợp?

Mệnh Hỏa nên trồng cây gì – Cách bài trí cây xanh trong nhà đón tài lộc

Mệnh hỏa hợp khắc với những mệnh nào, tuổi nào

Mệnh Hỏa hợp với số nào – Cách tính số đẹp, số xấu và số thiêng

Phong thủy nhà đất, đất ở để làm nhà sinh lộc, phát tài

Phong thủy cửa nhà thêm tài lộc, thêm an khang