Cơ bản về phong thuỷ âm dương ngũ hành bát quái nên biết
14-07-2016 14:27
Phong Thủy ngũ hành bát quái hay âm dương ngũ hành bát quái có ứng dụng rất lớn trong bố trí sắp đặt nhà cửa, âm phần… ảnh hưởng đến mỗi người.
- Tìm hiểu về Bát trạch phong thủy minh cảnh cơ bản và ứng dụng
- Xem màu sắc theo ngũ hành trong phong thủy giúp gia chủ may mắn
- Xem phong thủy ứng dụng trong cuộc sống cho bạn
Âm dương ngũ hành bát quái là gì và ứng dụng như thế nào trong thuật phong thủy và đới sống. Hãy tham khảo cơ bản về phong thủy âm dương ngũ hành bát quái để có thể giúp mình có được tài vận tốt và tránh được các vận hạn về sức khỏe, hao tài tốn của dưới đây.
1. Âm dương
Âm dương về cơ bản được hiểu là môt khái miện không phải lại vật chất, không gian cụ thể mà chúng thể hiện thuộc tính của mọi sự vật trong vũ trụ dựa trên các quy luật về sự vận động của tự nhiên.
Theo phong Thủy vũ trụ sẽ có 2 phần: phần Âm và phần Dương chúng đối lập với nhau, mâu thuẫn mà thống nhất, trong âm có dương và trong dương có âm nhưng không thể tách dời nhau.
Thuyết Âm Dương Bát quái cho thấy các quy luật tự nhiên ngày qua ngày, năm qua năm, vạn vật có sinh có diệt, có cân bằng như: Ngày có sáng và có tốt, nóng lạnh luân phiên. Năm có sự thay đổ theo nhiệt độ tạo nên các mùa xuân - hạ - thu – đông nối tiếp trong năm và lặp lại ở các năm sau. Trong muôn loài có giống đực, giống cái, có sinh có diệt theo quy luật sinh ra, lớn lên, suy thoái và chết.
Người ta quy ước âm dương trong bát quái:
- Dương là 1 vạch liền gọi là 1 hào dương: Đặc trưng của dương là tính động, phát triển, mở rộng, sống, có thức, giống đực, nóng, sáng…
- Âm là 1 vạch đứt gọi là 1 hào âm: Đặc trưng của âm là sự tính tĩnh, suy thoái, cái chết, sự nhỏ hẹp, lạnh lẽo, giống cái…
Vì vậy, quan niệm về phong Thủy âm dương thì chúng là 2 khí trong Vũ trụ và cũng là động lực của tự nhiên để sinh tồn và diệt vong.
Phong thuỷ âm dương ngũ hành bát quái
2. Phong thủy Ngũ hành
Thuyết Ngũ hành được dựa trên các quy luật vật chất dựa vào thuyết duy vật cổ đại có 5 vật chất tạo nên thế giới, có sự tương sinh, tương khắc với nhau bao gồm: Nước (hành Thủy), đất (hành Thổ), lửa (hành Hỏa), cây (hành Mộc), Kim loại (hành Kim)
2.1. Đặc trưng của ngũ hành
- Thủy: là chất lòng nên đi xuống và có tính chất thẩm thấu;
- Hỏa là lửa bùng cháy, đi lên;
- Mộc là gỗ, câu nên khi mọc lên có cong, có thẳng;
- Thổ là đất thì để trồng trọt, phát triển;
- Kim là Kim loại nên thuận chiều thay đổi.
Dựa vào các vật chất này người ta sinh ra phong Thủy ngũ hành căn cứ vào sự tương sinh và tương khắc giữa chúng, tạo nên các quy luật. Tương sinh là: hỗ trợ, giúp đỡ; Tương khắc: chống lại, át chế.
Quan hệ tương sinh trong phong Thủy ngũ hành
- Thủy sinh Mộc: Nhờ có nước mà cây có thể phát triển
- Mộc sinh Hỏa: Cỏ cây là vật liệu có thể đốt cháy và tạo nên lửa
- Hỏa sinh Thổ: Lửa cháy sẽ có vết tích để lại đất nên sinh ra Thổ.
- Thổ sinh Kim: Kim loại được sinh ra từ lòng đất
- Kim sinh Thủy: Kim loại được hóa lỏng và chảy thành nước.
Quan hệ tương khắc trong phong Thủy ngũ hành
- Mộc khắc Thổ: tức là rễ cây xuyên đất dày và hút dinh dưỡng từ đất để sống.
- Thổ khắc Thủy: đất có thể ngăn được nước
- Thủy khắc Hỏa: Nước có thể dập tắt được lửa
- Hỏa khắc Kim: Nhiệt lượng của lửa có thể làm nóng chảy Kim loại.
- Kim khắc Mộc: Kim loại có thể đâm, chặt được cây cối.
Quan hệ ngũ hành tương sinh tương khắc
Quy luật chế hóa
Nhìn về quan hệ tương sinh tương khắc trong ngũ hành có thể thấy tương sinh và tương khắc không tồn tài độc lập mà chúng gắn kết với nhau, trong khắc có sinh nên vạn vật phát triển cân bằng. Do đó, từ sinh – khắc tạo ra quy luật chế hóa tức là ức chế và sinh tồn phát triển với nhau nên quy luật chế hóa bao gồm cả sinh và khắc.
Và phong Thủy ngũ hành cho rằng phải có sinh trong khắc và khắc trong sinh mới có thể phát tốt.
- Mộc khắc Thổ - Thổ sinh Kim - Kim khắc Mộc.
- Hoả khắc Kim, Kim sinhThuỷ, Thuỷ khắc hoả.
- Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc khắc Thổ.
- Kim khắc Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả khắc Kim.
- Thuỷ khắc Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ khắc Thuỷ.
Đồng thời, trong phong thủy ngũ hành còn có nguyên lý Ngũ hành phản sinh và Ngũ hành phản khắc.
Ngũ hành phản sinh
- Thổ sinh Kim, nếu Thổ quá nhiều thì Kim không thể lộ;
- Hỏa sinh Thổ, nếu Hỏa quá nhiều Thổ sẽ thành than;
- Mộc sinh Hỏa, nếu Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt;
- Thủy sinh Mộc, nếu Thủy có nhiều thì mộc bị trôi đi
- Kim sinh Thủy, nếu Kim nhiều thì Thủy sẽ đục.
Ngũ hành phản khắc: Chỉ 1 hành bị khắc nhưng do lực cửa nó có lớn khiến cho hành khắc không thể khắc được mà có thể gặp hại.
- Kim khắc Mộc nếu Mộc cứng quá Kim sẽ gãy
- Mộc khắc Thổ nếu Thổ nhiều thì Mộc sẽ Yếu nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
- Thổ khắc Thủy, nếu Thủy quá nhiều thì sẽ khiến Thổ vị phá vỡ;
- Thủy khắc Hỏa, nếu Hỏa quá lớn thì Thủy sẽ kiệt.
- Hỏa khắc Kim, nếu Kim nhiều Hỏa ắt sẽ lụi tàn.
Ứng dụng phong thủy ngũ hành
2.2. Số sinh thành và phương vị Ngũ hành
Theo quan điểm của ngũ hành thì số của ngũ hành là số của Trời Đất gồm 2 bộ số cho 1 mệnh từ 1 – 10. Hai bộ số này tương ứng với 5 hành: Thủy – Hỏa – Mộc – Kim – Thổ. Tương ứng với đó là số và phương vị của ngũ hành từng mệnh là:
- Thủy: Số 1, 6 - Phương Bắc.
- Hỏa: Số 2, 7- Phương Nam
- Mộc: Số 2, 8 - Phương Đông.
- Kim: Số 4, 9 - Phương Tây.
- Thổ: Số 5, 10 – Chính ở giữa.
Phong thủy Ngũ hành dựa vào các quy luật trên để cân bằng sự sinh – diệt giúp con người có thể thuận theo tự nhiên, cân bằng chúng để có thể phát triển và ứng dụng trong cuộc sống như:
- Chọn hướng hợp tuổi mệnh;
- Chọn màu hợp tuổi mệnh;
- Chọn vật liệu hợp tuổi mệnh;
- Chọn số hợp mệnh ngũ hành;
- Kết hợp làm ăn giữa người với người cũng tuân theo quy luật này.
3. Phong thủy Bát quái
Trong phong thủy đồ hình Bát quái là không thể thiếu đối với ứng dụng để xác định phương hướng trong thiết kế và bố trí vạn vật tạo sao cho mang lại may mắn, lợi lộc và tránh những tài họa.
Từ Âm Dương là 2 sinh ra Tứ tượng là 4, sau đó tiếp tục nhân đôi thì 4 tháng 8 và tạo thành Bát quái. sẽ tiếp tục nhân đôi thành 8, gọi là Bát quái. Vì vậy, Bát quái có 8 quẻ gồm Càn (Thiên/Trời), Khôn (Địa), Chấn (Lôi/Sấm) , Ly (Hỏa/Lửa), Đoài (Trạch/Đầm, hồ), Tốn (Phong/Gió), Khảm (Thủy/Nước), Cấn (Sơn/Núi).
Bát quái có 8 khái niệm đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ. Mỗi quẻ bát quái có 3 hào âm và dương (hào âm nét đứt và hào dương là nét liền) đại diện cho âm và dương.
Đồng thời, bát quái có liên quan đến ngũ hành thông qua đồ hình là: Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái và được ứng dụng trong thiên văn học, chiêm tinh, địa lý, phong thủy, giải phẫu học và nhiều lĩnh vực.
Như vậy, để có thể tạo sự giao hòa giữa con người và đất trời, tự nhiên thì chắc chắn phong thủy âm dương ngũ hành bát quái chính là cầu nối quan trọng mang lại những vận mệnh tốt và tránh những điều xấu.
Trên đây là một số vấn đề cơ bản về phong thuỷ âm dương ngũ hành bát quái nên biết.
Tổng hợp bởi xemtuvi.mobi
Bài viết cũ hơn:
Cách sử dụng la kinh, la bàn phong thủy xem hướng làm nhà
Tổng quan kiến thức khoa học thuật phong thủy cho người Việt