Lời Phật dạy về hôn nhân, đạo đức, hạnh phúc gia đình rất đáng suy ngẫm

06-06-2019 18:00

Những lời phật dạy về cuộc sống hạnh phúc hôn nhân, tình cảm, đạo đức về gia đình ý nghĩa hay nhất.

Gia đình chính là một tế bào của xã hội, nơi mà các thành viên trong một gia đình cùng nhau chung sống hạnh phúc và sinh hoạt. Lời Phật dạy về gia đình cho chúng ta thấy được mối quan hệ bền chặt, khăng khít giữa các thành viên và họ nắm giữ những vai trò và nhiệm vụ quan trọng.

Một gia đình hạnh phúc là khi có đầy đủ sự yêu thương, chăm sóc, sự chia sẻ và đồng cảm giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái và anh em. Gia đình luôn là chốn bình yêu của mỗi nười sau những bon chen, bộn bề của cuộc sống ngoài kia.

1. Lời Phật dạy về cuộc sống vợ chồng

Theo lời Phật dạy về đạo đức gia đình, vợ chồng sống với nhau, muốn hạnh phúc thì nhất định phải biết nhẫn nhịn, bao dung, phải để ý lời ăn tiếng nói hàng ngày tránh làm tổn thương nhau.

- Lời Phật dạy về duyên nợ vợ chồng: “Tu trăm năm mới chung một chuyến thuyền, tu nghìn năm mới nên duyên vợ chồng”

Đó là câu nói dân gian về nhân sinh, gặp nhau bởi chữ duyên, gắn kết đời nhau bởi chữ nợ, trân quý cơ duyên này cũng chính là trân quý bản thân mình vậy. Mối quan hệ vợ chồng chính là loại quan hệ sâu sắc nhất trong tất cả các loại duyên phận, con người nên trân trọng.

Lời Phật dạy về đạo đức gia đình sâu sắc và ý nghĩa

Lời Phật dạy về đạo đức gia đình sâu sắc và ý nghĩa

- 5 cách người chồng phải đối xử với người vợ: Lấy lễ đối đãi nhau, Oai nghiêm không nghiệt, tùy thời cung cấp y thực, phó thách việc nhà

Người chồng tốt phải đối xử tử tế với vợ. Chồng có uy nhưng không được cay nghiệt, gia trưởng. Chăm lo cho vợ đầy đủ, giúp đỡ vợ khi cần. Chỉ khi làm được như vậy người chồng mới xứng với lời Phật dạy.

- Vợ phải lấy 5 việc cung kính đối với chồng: Dậy trước, ngồi sau, nói lời hòa nhã, kính nhường tùy thuận, đón trước ý chồng

Mặc dù tư tưởng hiện đại ngày nay đề cao sự bình đẳng nam nữ. Nhưng ở phương diện vợ chồng, mỗi người lại có bổn phận riêng. Người chồng là trụ cột, lo lắng kiếm tiền cho gia đình, người vợ chăm sóc tổ ấm hạnh phúc. Người vợ là người giữ lửa trong gia đình, biết vun vén tổ ấm, khéo léo giữ hòa khí, thấu hiểu và thông cảm với chồng thì gia đình lúc đó mới thực sự hạnh phúc.

2. Lời Phật Dạy về chữ hiếu

Phật dạy, hiếu thuận với cha mẹ là nghiệp lành lớn nhất của đời người, là phúc báo mà mọi người đều nên làm nhất trên đời. Những lời dạy của đức Phật về chữ hiếu giúp chúng ta nhận ra được bản thân đã làm trọn bổn phận của người con và lòng hiếu thảo đối cha mẹ hay chưa.

- Hiếu với Mẹ Cha tức là kính Phật. Nếu ở đời không có Phật thì hãy khéo thờ cha mẹ. Khéo phụng thờ Cha mẹ như phụng thờ Phật vậy.

- Hiếu thuận đối với cha mẹ, Sư trưởng, chư Tăng, đối với Tam bảo - sự hiếu thuận phù hợp chánh pháp chí thượng, sự hiếu thuận ấy gọi là giới, cũng gọi là năng lực chế ngự, đình chỉ mọi sự tội lỗi.

- Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển

- Hiếu hạnh đứng đầu trăm hạnh tốt. Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận, hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh, hiếu cảm đến người thì mọi phúc tăng trưởng.

- Những đứa con bất hiếu, sau khi chết bị đọa vào địa ngục A tỳ, lửa dữ thiêu đốt, ăn hoàn sắt nóng, uống nước đồng sôi, gươm đao đâm chém…. ngày đêm chết sống muôn lần, đến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây, sự hình phạt tại A tỳ ngục, rất nặng nề ngỗ nghịch song thân

- Người con chí hiếu dù có gặp đại nạn như tai trời, ách nước, địa chấn… sẽ thoát hiểm một cách an toàn. Nếu giàu thì được hưởng trọn vẹn gia tài không bị nghịch cảnh, chướng duyên, nội nghịch ngoại thù, luật vua phép nước, trộm cướp mất mùa… Nếu nghèo thì đời sống trong sạch thanh nhàn, trời người yêu thương, danh thơm xông khắp, không bị cảnh nợ nần khổ sở, ít bịnh tật, được tăng tuổi thọ… Sau khi chết đuợc sanh Thiên.

- Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu. Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu.

- Làm con đối với cha mẹ đem chút lễ mọn cúng dường thì được phước vô lượng, trái lại làm ít điều bất thiện đối với cha mẹ tội cũng vô lượng.

Phật dạy hiếu thuận với cha mẹ là nghiệp lành nhất của đời người

Phật dạy hiếu thuận với cha mẹ là nghiệp lành nhất của đời người

3. Lời Phật dạy về công ơn cha mẹ

Lời Phật dạy về báo hiếu cha mẹ nhắc nhở chúng ta đều phải ghi lòng tạc dạ, luôn nhớ đến công ơn, ân nghĩa sinh thành của cha mẹ để biết cố gắng đền đáp.

- Ơn cha lành như núi Thái, nghĩa mẹ hiền sâu hơn biển cả. Nếu ta ở trong đời một kiếp, nói công ơn cha mẹ không thể hết.

- Vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, cắt da đến xương, nghiền xương thấu tủy, máu đổ thịt rơi cũng không đáp được công ơn cha mẹ.

Những ai cũng có lúc đói khát, phá hoại thân thể, cung phụng cha mẹ cũng không đáp được công ơn cha mẹ. Vì cha mẹ mà trăm kiếp nghìn đời, cắt hết tâm can, trăm nghìn dao sắc xuất nhập toàn thân cũng không trả nổi công ơn cha mẹ. Vì cha mẹ cho dù đốt thân làm đèn cúng dường chư Phật cũng không đáp được công ơn cha mẹ.

- Công ơn cha mẹ lớn lao, chúng ta có cố gắng đáp đền thì cũng không thể nào đủ đầy nước. Vì thế, việc tốt nhất nên làm là hiếu thuận. Theo lời phật dạy về báo hiếu cha mẹ là điều cải thiện được số mệnh.

- Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế, gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy.

- Người nào muốn báo ơn nghĩa to lớn cả cha mẹ, không có cách nào hơn là phát tâm Bồ đề cầu giác ngộ, rồi tìm cách hướng dẫn người thân của mình và chúng sanh đồng phát tâm Bồ đề, đó là cách báo ân rốt ráo.

4. Lời Phật dạy về cha mẹ và con cái

Cha mẹ đối với con cái

- Thương yêu con cái

- Cung cấp cho con cái đầy đủ

- Tạo dựng nghề nghiệp chân chính cho con cái

- Tìm chốn xứng đáng để dựng vợ gả chồng

- Giao hết của cải cho con cái ở thời điểm thích hợp

Con cái đối với cha mẹ

- Được nuôi dưỡng, sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ:

 - Làm bổn phận đối với cha mẹ

- Giữ gìn gia đình và truyền thống

- Làm tang lễ khi cha mẹ qua đời

- Bảo vệ tài sản thừa tự

5. Lời Phật dạy về tình anh em

Lời Phật dạy về hạnh phúc gia đình, đặc biệt là tình cảm anh em luôn cần sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ và san sẻ cho nhau từ sự nghiệp cũng như trong cuộc sống. Tục ngữ Việt Nam ca ngợi tình anh em thiêng liêng đầy ý nghĩa với câu nói “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Và Đức Phật cũng khẳng định tình anh em rằng “Bóng mát của thân tộc hơn người ngoài”. Theo lời Phật dậy về tình anh em cần những đức tính sau:

- Thái độ tự chủ và không ỷ lại

- Tinh thần đoàn kết

 - Giữ vững nếp nhà

 - Tương kính, nhường nhịn và sẻ chia

Những lời phật dạy về gia đình để giúp chúng ta hoàn thiện suy nghĩ, lời nói và việc làm của mình theo sự căn dặn của Đức Phật thì chắc chắn sẽ giữ vững được hạnh phúc gia đình bền lâu, tình cảm vợ chồng, cha mẹ con cái, tình anh em thêm bền chặt.

Bài viết cũ hơn:

Lời Phật dạy sâu sắc về cuộc sống giúp bạn tìm ra chân lí của cuộc đời

Bài viết liên quan