Những điều cần biết về thủ tục lễ dạm ngõ đúng nghi thức

01-06-2020 19:00

Lễ dạm ngõ cần chuẩn bị những gì? Thủ tục lễ dạm ngõ, bài phát biểu lễ dạm ngõ, mâm lễ dạm ngõ miền Bắc, Trung, Nam.

1. Lễ dạm ngõ là gì?

Nghi thức cưới truyền thống Việt Nam, thủ tục hôn nhân phải trải qua 6 lễ, gồm: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ (hay nạp trưng), thỉnh kỳ, thân nghinh. Trong đó, nạp thái hay còn gọi là lễ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên cho khởi đầu cuộc sống của đôi trẻ và chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình.

Lễ dạm ngõ gồm những gì là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm bởi không phải ai cũng biết. Ngày nay, các nghi thức, thủ tục rườm rà đã được giản lược đi rất nhiều, từ 6 giảm còn 3 lễ. Trong đó, lễ dạm ngõ vẫn là bước đầu tiên, giúp cho 2 nghi lễ ăn hỏi và lễ đón dâu được diễn ra suôn sẻ.

Theo phong tục của người Việt, lễ dạm ngõ sẽ diễn ra ở nhà gái. Tuy nhiên không cần nghi thức cầu kỳ nhưng vẫn cần chuẩn bị chu đáo, dọn dẹp nhà cửa, bày biện hoa trang trí tạo cảm giác ấm áp, thân thiện để đón nhà trai.

Lễ dạm ngõ miền Bắc, Trung, Nam đều đươc tổ chức đơn giản, không quá tuân theo các thủ tục nghiêm ngặt. Vấn đề xem ngày lễ dạm ngõ cũng không quá khắt khe, nhiều gia đình không đi xem ngày lành tháng tốt mà sẽ chọn một ngày phù hợp nhất cho cả đôi bên. Tuy nhiên, với những nhà kỹ tính thì việc xem ngày vẫn được trú trọng.

Lễ dạm ngõ là gì?

Lễ dạm ngõ là gì?

2. Ý nghĩa của lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ chính là cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai gia đình nhà trai và nhà gái. Đôi bên sẽ trò chuyện, tìm hiểu về hoàn cảnh, gia phong, điều kiện. Ngày nay, dù các cặp đôi đã được tự do yêu và tìm hiểu nhau nhưng để tiến tới hôn nhân thì cần buổi gặp mặt của cha mẹ hai bên.  Nhà trai mang lễ vật đến nhà gái, ngỏ lời xin phép cho hai con được chính thức qua lại và tính đến chuyện trăm năm.

3. Thời điểm tổ chức dạm ngõ

Thông thường, nhà trai sẽ dặn trước thời gian, ngày giờ cụ thể và số lượng người để đôi bên cùng chuẩn bị chuẩn bị chu đáo, tránh được những sai sót không đáng có ảnh hưởng đến ấn tượng ban đầu của hai gia đình dành cho nhau.

Thời gian cũng như việc xem ngày, giwof không quá khắt khe nhưng một vài gia đình vẫn xem trọng điều này vì vậy họ thường chọn ngày tốt, hoàng đạo để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ. Đi dạm ngõ thường từ 5 đến 7 người bao gồm bố mẹ nhà trai, chú rể, cô, chú, họ hàng ruột thịt trong gia đình như ông bà, cô bác…

4. Sính lễ trong nghi thức dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là buổi gặp gỡ mang ý nghĩ văn hóa nhiều hơn ý nghĩa nghi thức nên nhà trai chỉ cần chuẩn bị một cơi trầu và cau, phủ vải nhiễu đỏ, hình thức tương tự như tráp đón dâu, ngoài ra, có thể thêm lẵng hoa quả, bánh kẹo tùy điều kiện. Sính lễ này có thể thay đổi một chút tùy phong tục cưới hỏi của từng vùng, miền.

Mâm lễ dạm ngõ

Mâm lễ dạm ngõ

- Lễ dạm ngõ miền Bắc: Theo phong thủy cơ bản, lễ dạm ngõ miền Bắc thường được phủ vải nhiễu đỏ như tráp quả đám cưới bao gồm cặp trà, rượu, trái cây được bọc giấy kính đỏ và không thể thiếu ít trầu cau. Lưu ý các món lễ vật này đều là số chẵn. Phần lễ vật tuy đơn giản nhưng nhất định phải có cơi trầu cau vì quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”.

- Lễ dạm ngõ miền Trung: đơn giản, thông thường chỉ có khay trầu cau và một chai rượu lễ gói giấy đỏ. Để làm quà cho nhà gái, người miền Trung thường gói trong lễ vật các món bánh sản vật địa phương, đặc biệt là bánh Hồng, món bánh truyền thống luôn có mặt trong lễ cưới hỏi của người Bình Định, Phú Yên.

- Lễ dạm của người miền Nam: được gọi là lễ đi nói, đám nói. Mâm lễ đám hỏi miền Nam thường có cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ trịnh trọng, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả.

5. Lễ dạm ngõ cần chuẩn bị những gì?

Nhà trai cần chuẩn bị gì?

Trong ngày này, việc chuẩn bị của nhà trai khá đơn giản. Bạn chỉ cần đặt một tráp dạm ngõ tại các cửa hàng sự kiện cưới hỏi trọn gói. Hoặc nếu gia đình bạn có người khéo tay thì bạn cũng có thể tự chuẩn bị sính lễ dạm ngõ sao cho đúng phong tục cưới hỏi vùng miền là được.

Nhà gái cần chuẩn bị gì?

Lễ dạm ngõ thường tổ chức tại nhà gái, nhà trai sẽ mang sính lễ dạm ngõ sang thăm nhà gái. Chính vì thế nhà gái cần phải dọn dẹp nhà cửa, trang trí bày biện lại đồ đạc tỏng nhà sao cho đẹp mắt và chuẩn bị tiếp đón tươm tất chu đáo nhất.

Dọn dẹp, cắm hoa bày mâm ngũ quả ban thờ gia tiên, thắp hương mời ông bà tổ tiên về chứng kiến lễ dạm ngõ cùng gia đình. Ngoài ra, khi nhà trai đến làm lễ dạm ngõ, cô dâu, chú rể sẽ lên thắp hương ban thờ gia tiên do đó việc trang trí ban thờ gia tiên là điều không thể bỏ qua.

Nếu gia đình nhà trai ở xa, bạn có thể chuẩn bị mâm cơm khác, giúp thêm tình gắn kết giữa hai gia đình. Mâm cơm đãi khách không cần chuẩn bị quá cầu kỳ nhưng cũng nên đầy đủ để thể hiện sự hiếu khách của gia đình nhà gái cũng như trổ tài nữ công gia chánh của cô dâu tương lai.

6. Nghi lễ dạm ngõ nên mặc gì?

Người tham dự lễ dạm ngõ không nhất thiết phải mặc vest, áo dài mà chỉ cần trang phục lịch sự, kín đáo lịch sự, thoải mái và chỉn chu nhất. Các cặp đôi không cần ăn mặc quá cầu kì như ngày ăn hỏi hoặc đón dâu. Cô dâu có thể mặc váy, chú rể mặc quần âu, áo sơmi đơn giản.

Việc chọn trang phục trong lễ dạm ngõ cũng khá quan trọng vì đó là ấn tượng đầu tiên của hai gia đình với nhau. Đôi bên cần mặc sao cho thể hiện rõ nhất sự tôn trọng của mình.

Trang phục mặc trong lễ dạm ngõ

Trang phục mặc trong lễ dạm ngõ

7. Trình tự lễ dạm ngõ truyền thống

- Đúng ngày giờ đã được thống nhất giữa 2 nhà, gia đình nhà trai sẽ mang sính lễ dạm ngõ sang nhà gái tiến hành thủ tục lễ dạm ngõ.

- Sau màn chào hỏi, đại diện gia đình nhà trai sẽ đứng lên giới thiệu thành phần nhà trai tham gia buổi lễ gồm những ai. Nhà trai sẽ trình tráp dạm ngõ gồm các lễ vật đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, sẽ xin phép cho cô dâu chú rể được chính thức đi lại tìm hiểu nhau để tiến tới hôn nhân sau này.

- Gia đình nhà gái cũng cử ra 1 người làm đại diện để đáp lại lời phát biểu của đại diện nhà trai sẽ đứng dậy cảm ơn, đồng thời giới thiệu thành phần gia đình nhà gái tham gia buổi lễ dạm ngõ này.

- Sau thời gian trò chuyện, cô dâu chú rể tương lai sẽ lên thắp hương và dâng lễ vật lên ban thờ tổ tiên.

- Hai nhà tiếp tục bàn bạc, thống nhất ngày tổ chức lễ ăn hỏi, cũng như những sính lễ cần chuẩn bị trong lễ ăn hỏi, lễ ăn hỏi bảo nhiêu tráp…xem xem nhà gái thách cưới ra sao, có những yêu cầu gì trong lễ ăn hỏi, lễ cưới để gia đình nhà trai còn chuẩn bị.

- Gia đình nhà gái có thể mời gia đình nhà trai bữa cơm thân mật sau khi kết thúc lễ dạm ngõ. Nếu không có điều kiện và thời gian thì nhà gái cũng có thể chỉ mời nước, hoa quả và bánh kẹo chứ không bắt buộc phải thiết đãi cơm.

8. Bài phát biểu trong lễ dạm ngõ

Bài phát biểu lễ dạm ngõ của nhà trai:

"Kính thưa quan viên hai họ cùng các vị quan khách có mặt ở đây. Trước tiên, tôi xin gửi lời chào trân trọng nhất của toàn thể nhà trai tới gia đình nhà gái và kính chúc các ông, các bà bên họ nhà gái sức khỏe dồi dào làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc.

Tôi xin phép được giới thiệu thành phần gia đình họ nhà trai trong lễ dạm ngõ hôm nay bao gồm : Tôi là Nguyễn Văn A, bác của cháu Nguyễn Văn B và là đại diện của họ nhà trai. Còn đây là bà Lê Thị Kim C, là bà ngoại của cháu Nguyễn Văn B, tiếp đến là bố mẹ và cậu mợ của cháu....

Sau một thời gian quen biết và tìm hiểu lẫn nhau, tình cảm đã đến hồi chín muồi hai cháu mong muốn được về cùng nhau dưới một mái nhà, được làm vợ làm chồng của nhau. Thể theo nguyện vọng của hai cháu và sự cho phép của nhà gái hôm nay đoàn nhà trai chúng tôi đến đây xin được ra mắt với nhà gái và xin phép họ nhà gái đồng ý cho hai cháu thành hôn.

Đến với lễ dạm ngõ hôm nay, nhà trai chúng tôi chuẩn bị 5 tráp lễ vật đưa tới nhà gái, mong nhà gái chấp thuận để hai cháu nên vợ nên chồng. Tôi xin được mời mẹ của cháu Đỗ Văn A và mẹ cháu Nguyễn Thị C cùng nhau mở tất cả các tráp lễ mà nhà trai đưa đến. Nhà trai chúng tôi cũng hy vọng gia đình nhà gái sẽ chấp thuận lễ vật và đồng ý cho hai cháu nên duyên hạnh phúc.

Thay mặt gia đình nhà trai, tôi xin cảm ơn gia đình nhà gái đã đón tiếp chu đáo để buổi lễ ăn hỏi hôm nay thành công tốt đẹp. Chúng tôi hy vọng cả hai sẽ yêu thương nhau, cùng nhau sát cánh trên con đường đời và làm tròn bổn phận con cháu với cả hai nhà.

Gia đình chúng tôi cảm ơn các ông bà, cô bác đã tham dự buổi lễ hôm nay, chúng tôi xin phép được ra về và xin hẹn gặp lại gia đình nhà gái trong buổi lễ đón dâu và lễ cưới sắp tới."

Xin cảm ơn!

Bài phát biểu của bên nhà gái:

"Kính thưa họ nhà trai: Tôi là Nguyễn D là Chú của cháu Nguyễn Thị C là đại diện cho họ nhà gái xin có đôi lợi phát biểu như sau.

Được biết cháu B và Cháu C quen nhau đã lâu và đã xin ba mẹ tiến tới hôn nhân. Nay gia đình họ nhà trai không quản đường xá xa xôi đem mân trầu cau tới đây cũng đã biểu đạt được thành ý xin cưới cháu C nhà chúng tôi. Tôi dại diện cho họ nhà gái xin phép được nhận mân trầu cau và đồng ý để 2 cháu tiến tới hôn nhân.

Sau đây tôi xin mời đại diện 2 nhà trai gái ngồi vào bàn tiệc mà họ nhà gái tôi đã chuẩn bị sẵn chúng ta vừa dùng tiệc vừa tính ngày đễ làm lễ thành hôn cho 2 cháu."

Xin cảm ơn!

Trên đây là những điều cơ bản về thủ tục lễ dạm ngõ theo truyền thống của người Việt. Bói tử vi online hi vọng giúp các cặp đôi và các gia đình sẽ có sự chuẩn bị kỹ càng nhất để tổ chức nghi thức dạm ngõ được tiến hành một cách thuận lợi và êm đẹp nhất.

Tổng hợp bởi Xemtuvi.mobi

Bài viết cũ hơn:

Lu Thống phong thủy – Thúc đẩy nhân duyên, thu hút tài khí cho chủ nhân

Hồ lô phong thủy có tác dụng gì? Cách treo hồ lô phong thủy tiêu tai hóa bệnh

Mèo Thần Tài Nhật Bản phong thủy giúp cả năm may mắn

Tỳ Hưu phong thủy hút tài lộc và may mắn cho gia chủ

Gương bát quái là gì? Cách treo gương bát quái hợp phong thủy

Mệnh Thiên Hà Thủy là gì, sinh năm nào, hợp màu gì, mạng nào?

Phong thủy ví tiền, cách thu hút tiền tài không phải ai cũng biết