Cây Hồng Môn hợp với tuổi nào, hợp mệnh gì? Ý nghĩa cây Hồng Môn trong phong thủy

31-12-2019 18:00

Cây Hông Môn phong thủy có ý nghĩa gì? Cây Hồng Môn đỏ, trắng hợp với tuổi nào, hợp mệnh gì? Cây Hồng Môn có độc không?

Cây Hồng Môn là loài cây có lá và hoa hình trái tim, ngoài tác dụng thanh lọc không khí loài cây này còn mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Cùng tìm hiểu cây Hồng Môn và công dụng qua bài đọc dưới đây nhé.

Cây hồng môn

Cây hồng môn

Giới thiệu cây Hồng Môn

Cây hồng môn có nguồn gốc từ Colombia và Ecuador, còn có tên gọi như môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ. Thường có 3 loại chính đó là Tiểu Hồng Môn, Trung Hồng Môn và Đại Hồng Môn. Tùy theo vào sở thích và từng vị trí trang trí mà người sử dụng sẽ lựa chọn loại tương ứng phù hợp.

Là loại cây thân thảo, sống lâu năm, mọc thành bụi, thân ngắn. Lá có phiến xanh hình tim, lá non có màu nhạt hơn, rộng từ 9–15 cm và dài từ 18–30 cm. Cuống lá cây hình ống trụ rỗng bên trong, có kích thước đạt từ 30 đến 40cm.

Mo hoa dạng phiến nở rộng hình tim, có màu đỏ ngọc, màu hồng, cam. Nhụy hoa thường có màu vàng hình tru, đính trên mo hoa. Trên mỗi nhụy hoa có đính nhiều hoa nhỏ. Hoa của cây Hồng môn thuộc dạng hoa lưỡng tính cùng gốc. Quả mọng. Mỗi khóm hoa hồng môn thường có 17-20 lá và 4-5 bông hoa.

Hồng môn chịu bóng một phần, ưa khí hậu mát, nhiệt độ từ 18 – 20 độ C, độ ẩm thích hợp 70 – 80%. Nếu nhiệt độ thấp dưới 15 độ C thì cây ngưng phát triển, còn cao trên 30 độ C thì cây sẽ bị vàng lá, cháy lá và có thể chết.

Cây có nhu cầu nước trung bình, nếu khô lá cây sẽ bị nhạt màu, nếu nhiều nước quá thì cây sẽ bị nhiễm bệnh và thối. Hoa hồng môn phát triển tốt trong đất trồng phù sa tơi xốp, trộn với trấu hun, xơ dừa, phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai mục…

Cây hồng môn có tốc độ sinh trưởng khá nhanh và mạnh. Trồng được dưới cả hai hình thức là trong đất và thủy sinh. Chăm sóc cây hồng môn rất đơn giản, thích hợp trồng trong nhà, nơi gần cửa sổ, cửa kính để sắc lá, sắc hoa đậm đà hơn.

Ý nghĩa cây hồng môn

Ý nghĩa cây hồng môn

Cây hồng môn có tác dụng gì?

Cây hồng môn được trồng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới, loài cây này nằm trong danh sách các loài thực vật có công dụng lọc khí độc theo nghiên cứu của NASA, chúng có tác dụng đáng kể trong việc lọc bỏ các loại khí độc formaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac khỏi không khí, những chất độc gây hại cho hô hấp, thậm chí là ung thư.

Cây hồng môn thường được sử dụng để trang trí nhà ở, văn phòng, kệ sách, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê… bởi vẻ ngoài bắt mắt và màu sắc đa dạng. Cây hồng môn tượng trung cho tình yêu và lòng hiếu khách bởi vậy mà đây là loài cây trang trí rất được ưa chuộng.

Cây hồng môn được lựa chọn làm quà tặng bạn bè, người thân, gia đình hay mừng tân gia, sinh nhật, khai trương…với ý nghĩa chúc người nhận gặp nhiều may mắn, hạnh phúc và thể hiện được tình cảm, tấm lòng của người tặng. Loài cây này sống lâu năm, tăng trưởng tốt, dễ chăm sóc bởi vậy đây sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt.

Cây hồng môn trong phong thủy

Theo Xem phong thủy online cây hồng môn mang lại vượng khí cho ngôi nhà, xua đuổi vận khí xấu, tà ma, những điều xui xẻo. Khi trồng cây hồng môn gia chủ sẽ có khả năng thăng tiến trong công việc, thuận buồm xuôi gió, thuận lợi trên đường công danh, sự nghiệp, vạn sự hanh thông, gia đạo yên bình.

Hoa hồng môn biến đổi màu sắc khá là thú vị, khi còn non mang sắc đỏ rực, dần dần theo thời gian sắc hoa nhạt dần đến khi già rồi thì mang màu trắng có pha chút xanh của lá. Loài cây này được ví như con người vậy, từ lúc sinh ra, lớn lên trưởng thành rồi bắt đầu già đi.

Cây có cánh hoa đỏ thắm, cánh hoa và lá hình trái tim thể hiện cho tình yêu bất diệt, sự nhiệt tình và ấm áp. Người trồng cây thường có tính cách khá quyết đoán, nhiều đam mê, có khả năng làm lãnh đạo và nhờ có cây mà thêm niềm tin cũng như ý chí vươn lên để chạm đến thành công.

Cây còn là biểu tượng của sự bền bỉ và sức mạnh vươn lên trong cuộc sống, cũng như đặc điểm của loài cây này vậy. Trong phong thủy cây Hồng Môn thể hiện sự may mắn, đem đến tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ. Nếu trồng cây hồng môn thì chắc chắn tài chính sẽ ngày càng gia tăng.

Tùy theo màu sắc hoa mà cây hồng môn mang những ý nghĩa khác nhau

Cây hồng môn đỏ: Hoa mang sắc đỏ thắm như ngọn lửa và hình dạng như quả tim nên tượng trưng cho tình yêu nồng cháy, rực lửa mang khát khao yêu thương mãnh liệt. Ý nghĩa của hoa hồng môn đỏ thể hiện cho tình cảm chân thành, không gian dối, tình cảm nồng ấm.

Hồng môn cam: Hoa có màu cam biểu hiện cho sự đam mê, nhiệt huyết, sức mạnh cho sự bền bỉ.

Hồng môn trắng: Hoa màu trắng thể hiện sự tinh khiết, thanh cao, mang lại cảm giác sang trọng, thanh lịch cho người được nhận.

Hồng môn hồng: Hoa có màu hồng nhẹ nhàng, dịu dàng thể hiện sự lãng mạn trong tình yêu, sự thanh thoát, nhẹ nhàng khi dành cho bạn bè.

Hồng môn xanh: Hoa có màu xanh tượng trưng cho hy vọng, nỗ lực không ngừng để vươn lên, kiên trì không ngừng nghỉ.

Cây Hồng Môn hợp với tuổi nào? Cây Hồng Môn hợp mệnh gì?

Theo các chuyên gia phong thủy, loài cây này rất hợp với những người mệnh Hỏa, bởi màu sắc của hoa là màu đỏ, còn lá cây lại mang màu xanh, cả 2 đều là những màu tương sinh tương hợp với người mệnh này.

Hành Hỏa là lửa, thể hiện sức nóng, đỏ rực và nhiệt huyết. Hỏa có thể mang tới ánh sáng, sự ấm áp nhưng cũng có thể đại diện cho sự bùng nổ hay bạo tàn. Những người mang mệnh Hỏa thường năng động, linh hoạt, hừng hực sức sống nhưng đôi khi lại quá nóng nảy, bộp chộp, làm việc bất chấp hậu quả, không suy tính trước sau nên có thể sẽ gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống.

Người mệnh Hỏa trồng loài cây này trong nhà, nơi làm việc hay cửa hàng, địa điểm kinh doanh… vừa được truyền năng lượng tích cực từ sắc đỏ của hoa, vừa được khắc chế bớt sự kiêu ngạo, bốc đồng nhờ màu xanh mướt từ lá cây.

Những tuổi mang mệnh Hỏa thích hợp trồng cây hồng môn:

  • Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987): mệnh Lư Trung Hỏa
  • Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995): Sơn Đầu Hỏa
  • Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009): Tích Lịch Hỏa
  • Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017): Sơn Hạ Hỏa
  • Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965): Phú Đăng Hỏa
  • Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979): Thiên Thượng Hỏa

Bên cạnh mệnh Hỏa thì những người mang mệnh Thổ cũng trồng được loài cây này.

Cây hồng môn hợp mệnh Hỏa và Thổ

Cây hồng môn hợp mệnh Hỏa và Thổ

Cây Hồng Môn có độc không?

Với nhiều công dụng và ý nghĩa phong thủy như vậy thì liệu trồng cây Hồng Môn có an toàn không, loài cây này có độc không? Đây chắc hẳn là câu hỏi của không ít bạn đọc.

Cần cân nhắc khi trồng loài cây này vì tất cả các bộ phận của cây đều có độc, chúng chứa saponin và các tinh thể oxalat canxi. Nếu bạn nhai bất kỳ phần nào của cây đều có thể dẫn đến đau rát môi, miệng, lưỡi và cổ họng. Đôi khi các phản ứng viêm cấp tính bao gồm phồng rộp và sưng các mô có thể xảy ra.

Vì vậy nhà có trẻ nhỏ không nên trồng hoa Hồng Môn mà có thể chuyển sang các loại cây cảnh lành tính khác.

Trên đây là các thông tin xem tử vi nghiên cứu và chọn lọc, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị. Mời bạn theo dõi xem tử vi để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác.

 

 

Tổng hợp bởi Xemtuvi.mobi

Bài viết cũ hơn:

Cây lưỡi mèo hợp mệnh gì, hợp tuổi nào? Cây lưỡi mèo trong phong thủy có tác dụng gì?

Phong thủy sân Mỹ Đình và những câu chuyện bóng đá Việt Nam làm nên lịch sử

Mệnh Phú Đăng Hỏa là gì, sinh năm nào, hợp màu gì, mạng nào?

Mệnh Kim Bạch Kim là gì, sinh năm nào, hợp màu gì, mạng nào?

Mệnh Bích Thượng Thổ là gì, sinh năm nào, hợp màu gì, mạng nào?

Đá hồ ly phong thủy có tác dụng gì mà thu hút sự chú ý đến vậy?

Tuổi Hợi hợp với tuổi nào, màu gì, nghề gì, hướng nào theo phong thủy

Bài viết liên quan