Lễ cúng tết Thanh minh cần sắm những gì? Hướng dẫn cách cúng chi tiết nhất

27-03-2018 10:37

Cúng thanh minh bao gồm những gì? Hướng dẫn cách sắm lễ cúng tết thanh minh, cúng như thế nào cho đúng và đầy đủ nhất.

Thanh minh là một ngày lễ tết, ngày giỗ chung của mọi nhà nhằm báo hiếu, trả nghĩa công ơn của tổ tiên, những người đã khuất. Vì thế, rất nhiều người dù có đi làm ăn xa thì đến ngày này cũng cố về để chăm sóc sinh phần tổ tiên. Nhiều gia tộc còn quy định rõ ràng trong gia phả về việc tảo mộ vào tiết Thanh minh.

Theo các nhà tâm linh, Thanh minh là ngày may mắn khi mặt trời ở vị trí hoàng đạo và người dân đi tảo mộ, tu sửa lại mộ phần tổ tiên nhằm thực hiện đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn. Dù không phải là một cái tết lớn, nhưng tết Thanh minh đã trở thành một lễ hội thiêng liêng, quan trọng và đi sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam ta.

Các hoạt động diễn ra trong ngày tết Thanh minh thường là: làm cỏ các phần mộ (tảo mộ), sửa sang, thắp hương, lễ, khấn vái thành kính với vong linh người đã khuất. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn lễ cúng tết Thanh minh cần sắm những gì và trình tự cúng như thế nào cho đúng lễ nghi nhất. Mời bạn cùng tham khảo.

Thanh minh là ngày giỗ chung của mọi nhà nhằm báo hiếu, trả nghĩa công ơn của tổ tiên

Thanh minh là ngày giỗ chung của mọi nhà nhằm báo hiếu, trả nghĩa công ơn của tổ tiên

1. Lễ cúng tết Thanh minh cần sắm những gì?

Lễ cúng trong tết Thanh minh gồm có: một bộ tam sinh (bò, heo, dê), giấy ngũ sắc, nhang, đèn, trầu cau, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy, bánh trái, thức ăn, thức uống… Lưu ý, số hương thắp phải là số lẻ, thường là 1 hoặc 3 nén vì số lẻ tượng trưng cho cõi âm; đèn hoặc nến là 2 cây tượng trưng cho Mặt Trăng và Mặt Trời.

Về vấn đề nên chọn lễ chay hay lễ mặn thì cách cúng tết Thanh minh truyền thống không quy định điều này mà tùy theo tập quán của địa phương và hoàn cảnh mỗi gia đình để sắm lễ. Tuy nhiên, nếu gia chủ chọn lễ chay để cúng thì có thể chọn những lễ vật sau: xôi chè, mật ong, bơ, bỏng, gạo muối, nước, bánh trái, oản chuối… với ý nghĩa là không sát sinh, giúp vong hồn tổ tiên dễ siêu thoát.

Khi đến nghĩa trang hay khu vực đặt mộ phần của gia đình thì gia chủ sẽ đặt lễ vào chỗ thờ chung. Sau đó thắp đèn, nhang, vái ba vái vị Linh thần Thổ địa rồi khấn. Nếu nơi đó không có chỗ thờ thì có thể dùng các thứ đôn, kệ để đặt đồ lễ mà cúng vái.

Mời bạn xem thêm các kiến thức phong thủy cơ bản trong việc thờ cúng, lễ nghĩa theo phong tục Việt Nam.

2. Hướng dẫn cách cúng tết Thanh minh đúng trình tự, lễ nghi

Cách cúng tết Thanh minh cần thực hiện tại hai nơi là ở gia đình và một phần của dòng họ. Khi đến nơi, gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung để làm lễ hoặc chuẩn bị đôn, kệ để đặt đồ lễ chứ không để trên mặt đất. Nguyên tắc chung là dâng hương lễ gia thần trước rồi mới lễ đến gia tiên.

Sau khi sắp lễ xong, gia chủ thắp hương, nến và khấn theo bài cúng tết Thanh minh. Trong lúc chờ tuần hương cháy hết, gia chủ sẽ thắp hương ở phần mộ gia tiên và xin phép người đã khuất được dọn dẹp, tu sửa mộ phần. Sau khi dọn dẹp xong, chờ hương cháy được khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc mang về để tiếp tục làm lễ gia thần và gia tiên tại nhà.

Việc hành lễ gia thần và gia tiền đều có hai hình thức là lễ và vái. Khi lễ, 2 bàn tay áp vào nhau và đặt ngang trước ngực, vái thì các ngón tay đan vào nhau. Việc lễ hay vái đều chỉ được thực hiện sau khi chúng ta đã đặt lễ vật cúng lên ban thờ và thắp đèn, hương.

Cách cúng tết Thanh minh đúng trình tự, lễ nghi

Cách cúng tết Thanh minh đúng trình tự, lễ nghi

Sau khi hương nến được thắp lên, người làm lễ kính cẩn dùng 2 tay dâng hương ở vị trí ngang trán, vái đủ 3 vái rồi mới cắm hương vào bát hương. Người làm lễ khấn theo bài cúng gia tiên rồi vái 3 vái và chờ hương cháy gần hết mới được hóa vàng.

Thông thường, không phải dòng họ nào cũng có các mộ phần đặt gần nhau, nhiều khi cách xa nếu thăm viếng trọn vẹn thì mất cả ngày, cả tuần. Tuy nhiên nếu đã đi cúng tại mộ phần thì cần phải thăm mộ tổ trước rồi mới tới các mộ kế cận khác. Người cúng tế, dâng hương phải là người già nhất họ rồi mới tới con cháu đồng tâm khấn vái. Nếu trong gia đình thì trưởng nam sẽ là người dâng hương.

Trường hợp không có điều kiện đi hết được tất cả mộ phần của dòng họ thì có thể cúng Thanh minh tại nhà hoặc nhà thờ họ rồi chia lộc cho con cháu để thể hiện tình cảm ruột thịt, gắn bó. Tết Thanh minh khá quan trọng nhưng không nên mời thầy pháp về cúng lễ cho tốn kém, chỉ cần gia đình tự đi tảo mộ, tự khấn là được.

Theo phong tục của người Việt Nam lễ cúng thanh minh bao gồm cả lễ chay và lễ mặn, tùy thuộc vào tâm ý của gia chủ mà làm. Nhưng nhiều quan niệm cho rằng ăn chay, niệm Phật mới dễ siêu thoát, nên cúng Thanh minh bằng lễ chay, không nên làm lễ mặn.

Về vấn đề tảo mộ, nếu là mộ xây thì xin phép vong linh người đã khuất được bao sái mộ chí, sơn vẽ tu sửa những phần hư hỏng (nếu dùng sơn, giấy, hoa thì thường chọn màu đỏ để khu mộ đẹp, vượng khí và có tài lộc). Còn với một đất thì xin phép rẫy cỏ, đắp đất tôn cao… với tâm nguyện để mộ phát, gia tộc mới thịnh vượng.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về lễ vật cúng Tết Thanh Minh, cách cúng Tết Thanh Minh đúng trình tự, lễ nghi. Tuy nhiên theo phong tục mỗi địa phương, thì cách cúng hoặc lễ vật cúng sẽ có thể thay đổi ít nhiều.

Mời bạn xem thêm: Văn khấn, bài cúng tạ mộ tết Thanh Minh 2018 tại gia và ngoài mộ

Tổng hợp bởi Xemtuvi.mobi

Bài viết cũ hơn:

Cách trưng bày, bài trí bàn thờ ông địa và thần tài

Tết Thanh minh là gì? Tiết Thanh minh năm 2018 vào ngày nào?

Bài văn khấn trong ngày cúng vía thần tài

Văn khấn, bài cúng tạ mộ tết Thanh Minh 2018 tại gia và ngoài mộ

Xem tướng số qua các kiểu lông mày nam

Những bài văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới

Sim phong thủy hợp mệnh Kim giúp tăng tài lộc và may mắn