Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Dọn bàn thờ trước hay sau lễ cúng ông Táo?

15-01-2020 20:00

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Có nên cúng ông Công ông Táo xong mới dọn bàn thờ hay không? Đâu mới là lời giải thích thỏa đáng nhất, mời quý bạn cùng tìm hiểu qua thông tin dưới đây.

Như chúng ta đã biết lễ cúng ông công ông táo được diễn ra vào ngày 23 tháng chạp hàng năm. Đây là thời điểm táo quân cưỡi cá chép lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình trong cả một năm qua. Vậy mâm cơm cúng ông công ông táo gồm những gì và nên lau dọn bàn thờ ông táo xong mới cúng hay phải làm ngược lại.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ nhưng được Việt hóa thành 2 ông 1 bà là thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc. Tuy vậy nhưng chúng ta vẫn quen gọi chung là Ông Táo hoặc Táo Quân.

Người Việt quan niệm rằng 3 vị Táo chính là những người quyết định phước đức cho gia đình, muốn có được phước đức thì phải tu nhân tích đức, hành thiện giúp người. Hằng năm đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời nên ngày nay vẫn hay quen gọi là Tết ông Công ông Táo. Lễ cúng cần có cá chép, theo quan niệm xưa, cá chép chính là phương tiện Táo Quân dùng để cưỡi bay lên trời.

Ngoài ra, Táo Quân lên trời nhằm báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế về những điều đã làm được và chưa làm được trong cả 1 năm qua dưới trần gian. Vì thế người dân Việt Nam chuẩn bị mâm cỗ rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp sẽ được thưa với Ngọc Hoàng và những điều chưa tốt, kém may mắn sẽ được báo cáo nhẹ đi.

Mâm cỗ cúng ông công ông táo gồm những gì?

Vậy thì một mâm lễ cúng ông công ông táo gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu ở phần dưới đây!

Cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Thông thường mâm cỗ cúng truyền thống bao gồm rất nhiều món, từ lễ vật cho tới các món ăn.

Lễ vật

Lễ vật cúng ông công ông táo bao gồm mũ dành cho 2 ông Táo thì có hai cánh chuồn, 1 mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Những đồ này sau khi được cúng vào ngày 23 tháng chạp sẽ được hóa đi cùng với bài vị cũ. Sau đó lập bài vị mới cho ông công ông táo, riêng đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì sẽ được cúng kèm theo 1 con gà luộc.

Phương tiện di chuyển của Táo Quân là cá chép nên mỗi gia đình phải chuẩn bị 3 con cá chép sống thả vào trong chậu nước để cúng cùng. Ngụ ý là cá chép hóa rồng, những vị này sẽ đưa ông công ông táo về trời. Sau khi lễ cúng kết thúc, cá chép phải được phóng sinh ra ao hồ hay sông suối.

Đó là phong tục của những người miền Bắc còn đối với miền Trung được cúng bằng một con ngựa giấy cùng với yên cương đầy đủ. Miền Nam thì đơn giản hơn, họ không có tục thả cả chỉ cần áo, mũ và đôi hia bằng giấy là đủ.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo

Lễ vật cúng ông Công ông Táo

Mâm cỗ cúng

Ngoài lễ vật bắt buộc kể trên thì tùy theo hoàn cảnh từng gia đình mà làm mâm cơm cúng mặn hoặc làm lễ cúng chay để tiễn Táo Quân về trời.

Mâm cỗ cúng ông Táo trong truyền thống bao gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Ngoài những món của người Bắc kể trên thì với miền Nam họ có thêm 1 số món bắt buộc như: Đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen, bộ cò bay ngựa chạy (gồm 1 con cò và 1 con ngựa cắt bằng giấy). Một số nơi có thêm chè xôi hoặc mâm trái cây.

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Táo phải được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp vì đây thời điểm ông Táo bay về trời báo cáo cho Ngọc Hoàng. Vì vậy các gia đình có thể tổ chức lễ cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp, sáng hoặc trưa ngày 23 tháng Chạp.

Từ xưa nhiều người quan niệm rằng nên lau dọn bàn thờ sau ngày ông Táo về trời để tránh làm kinh động tới thần linh, đây là thời điểm bàn thờ bị trống nên rất thích hợp để lau dọn, tránh được những điều không tốt lành xảy ra. Vậy thì đây có phải là quan điểm đúng đắn hay không? Dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Táo mới là tốt nhất?

Cúng ông Công ông Táo xong mới dọn bàn thờ

Dọn bàn thờ trước hay sau cúng ông Táo

Dọn bàn thờ trước hay sau cúng ông Táo

Theo phong thủy học cơ bản thì quan điểm trên hoàn toàn không chính xác. Trong năm mọi người dân vẫn có thể chọn một ngày tốt lành để lau dọn bàn thờ nhưng thời gian được nhiều người lựa chọn nhất vẫn là dịp cuối năm.

Bàn thờ là nơi linh thiêng, tập trung rất nhiều năng lượng tốt lành cho cả gia đình. Trước khi tiến hành lau dọn, gia chủ cần phải thắp hương, đọc văn khấn để xin phép rút bớt chân nhang trong một năm và sau đó hóa cùng với tiền vàng.

Việc để bát hương từ năm này qua năm khác là hoàn hoàn không nên. Khi lau dọn bát hương chỉ nên để lại 3 hương, với những bát hương của người mới mất chưa được 3 năm thì nên để lại 7 đối với nam và 9 chân hương đối với nữ. Bát hương quan thần linh thì chỉ giữ lại 5 chân hương.

Trong quá trình lau dọn phải chú ý rằng bát hương và bài vị không được xê dịch, nên dùng tay giữ và khăn sạch nhúng với rượu trắng có pha với gừng giã nhỏ để lau sạch. Quan niệm rằng nếu bát hương bị xê dịch sẽ ảnh hưởng tới con cháu và nên phân biệt thay bát hương và tỉa chân hương. Dịp Tết đến Xuân về chỉ nên tiến hành tỉa chân hương cho cả bàn thờ tổ tiên và bàn thờ ông công ông táo.

Theo quan niệm cổ truyền, đây là việc của đàn ông trong nhà, thực tế lại cho thấy ai cũng có thể lau dọn bàn thờ được nhưng nếu đích thân gia chủ tiến hành thì là tốt nhất, cần thành tâm và để tay chân trong trạng thái sạch sẽ.

Một vài lưu ý nhỏ cần chú ý đó là chổi quét hay khăn lau bàn thờ phải được dùng riêng, không được chung đụng với bất cứ hoạt động nào khác. Nước dùng để lau chùi phải là nước sạch. Thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với các vị thần và gia tiên.

Lưu ý khi lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang

Lưu ý khi lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang

Các bước tiến hành bốc bát hương

Từ xa xưa các gia đình thường sẽ lựa chọn bốc bát hương mới vào những ngày cuối năm. Đồng thời, việc thay chân nhang được thực hiện vào khoảng thời gian này với mong muốn mang tới sự mới mẻ, xua tan đi những điều không may mắn của năm cũ. Một vài lưu ý khi tiến hành bốc bát hương cần phải tuân thủ:

1. Lau rửa sạch bát hương bằng nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.

2. Dùng tro đốt bằng rơm nếp (hay trấu), không nên cho cát vì cát nặng.

3. Rửa tay sạch sẽ, lần lượt bốc bát hương. Nên bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát. Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn.

4. Đặt bát hương lên ban thờ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.

5. Lễ gồm có hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Tất cả đặt ở phía trước hay bên cạnh bát hương.

6. Đọc kinh và thắp hương.

Trên đây là các thông tin xem tử vi nghiên cứu và chọn lọc, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị. Mời bạn theo dõi xem tử vi để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác.

 

 

Tổng hợp bởi Xemtuvi.mobi

Bài viết cũ hơn:

Vật phong thủy theo tuổi kích hoạt may mắn, tài lộc cho gia chủ

Màu phong thủy 2020, tiết lộ màu may mắn của 12 con giáp trong năm 2020

Cách đặt tên con trai theo phong thủy năm 2020

Cách đặt tên con gái theo phong thủy năm 2020

Cây Hồng Môn hợp với tuổi nào, hợp mệnh gì? Ý nghĩa cây Hồng Môn trong phong thủy

Cây lưỡi mèo hợp mệnh gì, hợp tuổi nào? Cây lưỡi mèo trong phong thủy có tác dụng gì?

Phong thủy sân Mỹ Đình và những câu chuyện bóng đá Việt Nam làm nên lịch sử

Bài viết liên quan