Những lời phật dạy về tha thứ sâu sắc và ý nghĩa

10-06-2019 20:00

Những lời phật dạy về tha thứ giúp tâm hồn được cởi mở, thanh thản, nhẹ nhàng hơn, không còn vướng bận về quá khứ.

Tha thứ, bao dung cho lỗi lầm của ai đó gây ra mình đôi khi thực sự khó khăn. Tuy nhiên tha thứ chính là sự kết nối tình cảm giữa người với người, làm cho cuộc sống trở nên an lạc, giàu tình yêu thương, nhân ái. Tha thứ cũng là cách để tâm hồn chúng ta thanh thản. Học cách tha thứ để giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.

Đức Phật đã dạy rằng: “Tài sản quý giá nhất của đời ngườ chính là lòng khoan dung”. Những lời phật dạy về sự tha thứ vô cùng sâu sắc giúp chúng ta sự suy ngẫm lại bản thân và có cái nhìn tích cực hơn trong cuộc sống.

1. Ý nghĩa của sự tha thứ

Khi chúng ta bị ai đó làm tổn thương, bị phản bội, làm hại thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng thì sự tha thứ chưa bao giờ là dễ dàng và có thể nói là việc không thể thực hiện được. Chỉ khi chúng ta hiểu và tìm cách để tha thứ cho người khác nếu không muốn giữ mãi trong lòng những nỗi uất hận và sợ hãi.

Tha thứ là việc bỏ qua lỗi lầm của người khác. Tha thứ không phải là xóa đi những vết thương mà người khác gây cho mình mà là cách để bản thân tự chữa lành những vết thương đó. Đức Phật nói rằng: “Giữ hận thù trong lòng cũng giống như uống thuộc độc và hi vọng người khác sẽ chết”

Tha thứ cho người khác chính là tự cởi trói chính mình

Tha thứ cho người khác chính là tự cởi trói chính mình

Hận thù chỉ mang lại nhiều đau khổ hơn mà thôi. Chúng ta tha thứa cho người khác cũng chính là đang giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp, luôn nhìn về phía trước, nhìn về tương lai hạnh phúc và có được sự bình an lâu dài.

2. Lời phật dạy về sự tha thứ

Phật dạy: “Chỉ có sự tha thứ mới làm tâm hồn ta thanh thản”. Vì vậy tha thứ là một bước vô cùng quan trọng để chúng ta có được sự an lạc trong tâm hồn cũng như trong cuộc sống. Hãy lắng nghe và suy ngẫm những lời Phật dạy về sự tha thứ.

- Đạo Phật nói rằng có đau khổ thì mới có được an lạc. Chỉ khi khi trải qua đau khổ chúng ta mới quý trọng những ngày tháng tươi đẹp. Chính những hoàn cảnh dẫn đến sự đau khổ thì chúng ta mới có cơ hội tăng trưởng trí tuệ và từ bi.

- Phật dạy rằng cố chấp không tha thứ sẽ làm bản thân chúng ta đau khổ. Trong cuộc đời con người ai cũng sẽ có những lúc lầm mỗi, sẽ có những lúc vô tình làm tổn thương người khác. Chúng ta không nên oán trách, ghét bỏ hay cô lập họ mà hãy cảm thông và tha thứ cho những lúc người khác sai lầm để có thể tự tha thứ cho bản thân mình những khi mình cũng sai lầm.

Phật dạy “Tha thứ mới làm cho tâm hồn ta thanh thản”

Phật dạy “Tha thứ mới làm cho tâm hồn ta thanh thản”

- Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản. Nếu không thể buông bỏ những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình thì cũng không thể buông bỏ được sự hận thù, đau khổ khỏi bản thân.

Hận thù kéo theo đau khổ và càng nhiều đau khổ thì ta lại càng dày vò quá khứ, càng nung nấu hận thù. Tha thứ cho người khác cũng như tha thứ cho bản thân mình là một bước quan trọng trong việc đạt tới sự an lạc và giác ngộ.

- Tha thứ là cách duy nhất để buông bỏ phiền não, là phúc khí lớn nhất của đời người. Trong đời người ta kể từ khi sinh ra sẽ phải gặp rất nhiều những việc không hài lòng, sẽ gặp phải những người không vừa mắt. Nếu bạn không học được cách tha thứ sẽ làm bản thân rất đau khổ và sống rất mệt mỏi.

Học thức, nhận thức và sự tu dưỡng của mỗi người là khác nhau nên cách đánh giá, nhìn nhận một sự việc cũng không giống nhau. Cho nên giữa người với người cho sự va chạm, cọ xát, sự mẫu thuận cũng là điều bình thường. Tha thứ không có nghĩa là yếu đuối, nhu nhược mà là tự đặt mình ở một tầm cao nhất định.

Chúng ta thường hay trách móc người khác khi có chuyện xảy ra mà ít khi tự trách mình bởi lẽ ai ai cũng tìm lí do biện hộ cho mình. Bạn có bao giờ trách người khác một cách nặng nề, ghét bỏ, hận thù thậm chí không ngừng chỉ trích. Tha thứ là cách để thoát khỏi bế tắc, càng trách càng hận thù, đau khổ.

3. Trau dồi và luyện tập lòng tha thứ theo lời Phật dạy

Theo đạo Phật, tha thứ được xem là một bài tập nhằm ngăn ngừa những ý niệm có hại cho bản thân mình. Đạo Phật đã chỉ rõ những suy nghĩ tiêu cực như hận thù, ganh ghét, giận giữu có ảnh hưởng lớn và lâu đến nghiệp ý. Do vậy mỗi người đều phải tu dưỡng và nuôi dưỡng những ý nghiệm tốt đẹp, từ bi.

Đầu tiên chúng ta phải hiểu khái niệm nhân quả là tâm điểm của lời Phật dạy. Tha Thứ không phải là việc dễ dàng nhưng nếu chúng ta biết đặt địa vị của mình vào người đó để cố gắng thấu hiểu, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể cảm thông và tha thứ cho họ.  

Tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho chính bản thân mình

Tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho chính bản thân mình

Khi một người làm chúng ta tổn thương, làm chúng ta phải chịu những nỗi đau, nhưng cuối cùng thì chúng ta lại không trách họ mà bỏ qua hết những chuyện đáng tiếc. Chúng ta nhận thức và trải qua nỗi đau bị tổn thương nhưng vẫn sẵn lòng cho qua, tìm cách để thấu hiểu những hành động trước đây người khác đã gây ra cho mình. Đó chính là lòng từ bi.

Nếu họ càng tỏ ra bất cần và không biết nhận lỗi thì lại càng đáng thương hơn. Bởi không biết bao giờ họ mới tỉnh ngộ để có thể cho mình một đời sống bình an và hạnh phúc lâu dài. Tha thứ là dòng suối nguồn tưới mát ngọn lửa hận thù thiêu cháy tâm can. Không thể mở rộng tấm lòng dung nạp người khác, khẳng định là bạn cũng không thể thành công trên đường đời.

4. Câu chuyện lời Phật dạy về sự tha thứ

Một thiền sinh hỏi: "Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, người yêu ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại... Con phải làm sao để hết oán hờn và thù ghét đây?"

Vị sư phụ đáp: "Con ngồi xuống tĩnh tâm và tha thứ hết cho họ".

Một thời gian sau, người đệ tử trở lại: "Con đã học được tha thứ cho họ. Thật nhẹ cả người".

Sư phụ đáp: "Chưa xong, con về tĩnh tâm mở hết lòng ra yêu thương họ".

Người đệ tử gãi đầu: " Tha thứ cho họ đã quá khó. Yêu thương họ thì... Thôi được, con sẽ làm".

Một tuần sau, người đệ tử trở lại, mặt vui vẻ hẳn khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người trước đây đã đối xử tệ bạc với mình.

Sư phụ gật gù: "Tốt. Giờ con về tĩnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh".

Người đệ tử trở lại, lần này tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở: "Con đã học được và ghi ơn hết những người đã cho con cơ hội học được sự tha thứ".

Sư phụ cười: "Vậy con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ có lỗi lầm gì mà tha thứ với không tha thứ".

Tha thứ chính là tâm từ bi, thiện lương. Để có thể tha thứ cho người khác dễ dàng hơn, chúng ta nên nuôi dưỡng cho mình một tấm lòng lương thiện, bao dung. Hãy luôn tin rằng tha thứ chính là liều thuốc có thể chữa trị mọi vết thương hận thù, đau khổ trong lòng và có được cuộc sống thanh thản, an lạc.

Bài viết cũ hơn:

Lời Phật dạy về hôn nhân, đạo đức, hạnh phúc gia đình rất đáng suy ngẫm

Lời Phật dạy sâu sắc về cuộc sống giúp bạn tìm ra chân lí của cuộc đời

Bài viết liên quan