Chú Đại Bi giải nghiệp, kinh chú Đại Bi cứu khổ cứu nạn, cầu bình an

19-02-2020 12:00

Nghe kinh chú đại bi cứu khổ cứu nạn, chú đại bi giải nghiệp cầu bình an, niệm Phật tiêu trừ nghiệp chướng.

Bồ Tát Quán Thế Âm đã phát nguyện rằng: Nếu chúng sanh nào tụng trì thần chú Đại Bi mà còn bị đọa vào ba đường ác, không được sanh về các cõi Phật, không được vô lượng tam muội biện tài, Ngài thề sẽ không thành chánh giác.

Ngài còn nhấn mạnh: Nếu trì tụng thần chú Đại Bi, mà tất cả những mong cầu trong đời hiện tại nếu không được vừa ý, thì thần chú này sẽ không được gọi là Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, ngoại trừ những kẻ mong cầu những điều bất thiện hoặc tâm không được chí thành.

Hơn thế nữa, Bồ Tát còn cho biết ngay cả đối với những kẻ phạm những tội ác nghiệp nặng nề như thập ác ngũ nghịch, báng pháp, báng người, phá giới, làm nhơ phạm hạnh nếu trì tụng thần chú Đại Bi tất thảy đều được tiêu trừ. Như vậy chú Đại Bi giải nghiệp, cứu khổ cứu nạn cho tất cả chúng sanh.

Đại Bi Tâm Đà Ra Ni

Đại Bi Tâm Đà Ra Ni

Kẻ hậu học khi xem kinh, nên có tâm thái như sau: ba nghiệp tâm, khẩu, ý phải được thanh tịnh. Ba nghiệp trên được lắng trong thì phước huệ tròn đầy. Thứ nhất, nên thẳng mình ngồi ngay như ngồi trước Đức Phật, đó là thân nghiệp được thanh tịnh. Miệng không nói lời sai trái, không cười đùa, đó là khẩu nghiệp được thanh tịnh. Ý không tán loạn, dứt sạch tâm phan duyên, đó là thanh tịnh ý nghiệp.

Khi tâm an tịnh thì ngoại cảnh lắng trong, đó là khế ngộ nguồn tâm, diệu nhập pháp lý. Khi nước lắng trong thì vẻ sáng của ngọc tự chiếu soi, mây tan trăng tự hiển bày, đại nguyện thành tựu cũng như nhập vào biển diệu nghĩa. Thấu đạt ý kinh cũng chính là đến được đỉnh núi cao trí tuệ.

Bởi vậy khi tâm không thành ý nên sở cầu không được như sở nguyện, chẳng hạn như cầu vì hạnh phúc của mình bất hạnh của người khác, tổn thương người khác để có lợi cho mình thì cho dù cầu trăm ngàn lần Chú Đại Bi cũng không ích lợi gì.

Tụng chú Đại Bi giải nghiệp

Nếu chúng sanh cố gắng hành trì, tu tập chú Đại Bi sẽ diệt trừ được tội nặng trong trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tử. Chú đại bi là bài chú sinh ra từ tâm từ bi của Quan Thế Âm Bồ Tát đối với chúng sinh, muốn chúng sinh đều được hưởng an lạc, thái hòa, tiêu trừ khổ nạn. Mỗi khi bài chú cất lên là người tụng niệm như buông bỏ được tham, sân, hận, xa lìa chưởng nạn, tiễu trừ nghiệp ác, tiêu tan sợ hãi, tu tâm an nhiên.

Tụng Chú Đại Bi giải nghiệp, có thể làm chứng, tiêu trừ hết thảy tội nghiệt, hết thập ác, ngũ nghịch, hại người, hại pháp, phá trai, phá giới, phá tháp, phá chùa, trộm cắp, ô uế. Thành tâm thành ý mà niệm thì tận diệt đại ác, tất cả tiêu tan.

Nếu niệm Chú Đại Bi từ tâm thì không bao giờ phải sợ 15 cái chết: chết vì đói khổ, chết vì đánh đập, chết vì bị oan, chết vì chiến trận, chết vì thú dữ, chết vì rắn độc, chết vì nước lửa, chết vì trúng độc, chết vì hãm hại, chết vì cuồng loạn, chết vì rơi xuống núi, chết vì kẻ ác, chết vì quỷ thần, chết vì ác bệnh, chết vì không an phận.

Chú Đại Bi cầu bình an

Chú Đại Bi cầu bình an

Tụng chú Đại Bi cầu bình an

Tụng Chú Đại Bi, cầu tới cửa Quan Âm Bồ Tát tấm lòng mênh mông rộng mở, đại lượng thì sẽ thành người thiện, hướng về cái thiện, giữ mình khiêm cung, biết phân biệt phải trái. Thiện nam tín nữ tụng chú phát quang bồ đề tâm, phổ độ chúng sinh, giải trừ ác nghiệp. Chay tịnh tâm hồn, thanh lọc suy nghĩ, một lòng hướng Phật thì đời sẽ bình an.

Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên, không có gì có khả năng ngăn ngại nỗi.

Trong cõi dục giới này, con người đâu có mong cầu điều gì hơn ngoài an lạc, hạnh phúc, vượt qua mọi hiểm nghèo, tới chỗ bình an vô sự. Thần chú Đại Bi sẽ giúp mọi người đạt được những ước muốn này như Bồ Tát Quán Thế Âm đã khả hứa.

Chú Đại Bi cứu khổ cứu nạn

Một công năng khác của Thần chú là cứu khổ cứu nạn. Những lúc con người lâm cảnh hoạn nạn, đau thương, cùng khổ, tuyệt vọng, bi đát nhất, những lúc mà ta thấy mình rơi vào con đường cùng, bế tắc, không còn lối thoát, hãy vững niềm tin vào Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, nhất tâm trì tụng Thần chú Đại Bi, chắc chắn Ngài sẽ giúp ta những phương tiện thiện xảo, đưa ta vượt qua cảnh khổ đến nơi an lạc, hạnh phúc.

Tuy nhiên, để Thần chú phát huy được oai lực của nó, khi trì tụng ta phải tự mình quán chiếu tại sao ta lại rơi vào cảnh khổ mà người khác lại không và tại sao Thần chú lại có công năng cứu khổ?

Nam mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn

Nam mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn

Giáo lý của nhà Phật cho chúng ta biết rằng tất cả mọi việc trên cõi đời này không có gì xảy ra một cách ngẫu nhiên. Tất cả những đau thương bất hạnh mà ta phải gánh chịu trong kiếp sống hiện tại: gông cùm tù tội, bệnh hoạn, nghèo hèn… là kết quả của những ác nghiệp mà ta đã gây nên từ bao kiếp trước hoặc trong kiếp này, nay đến lúc ta phải trả.

Sở dĩ Thần chú Đại Bi có khả năng đưa ta vượt qua khỏi cơn khổ nạn vì công năng siêu tuyệt của nó là Phá Ác Nghiệp Chướng. Thần chú này còn có tên gọi là Diệt Ác Thú. Ta đang trì tụng Thần chú Đại Bi vì phát khởi tâm Đại Từ Bi, nghĩa là yêu thương muôn loài không phân biệt thì tại sao lại phải Diệt Ác Thú trong khi ác thú cũng là một loại chúng sanh cần được thương yêu, cứu vớt? 

Thần chú Đại Bi sẽ là một phương tiện hiệu quả giúp ta an tâm, giải phóng tâm thức ra khỏi những vọng động, âu lo của cuộc sống thường nhật, chắc chắn đưa ta bước vào cảnh giới thiền một cách mau chóng và rốt ráo, rồi từ đó Thần chú sẽ giúp ta thăng tiến mau chóng vào những nấc thang thiền kế tiếp.

Tin tưởng vào lòng thương yêu chúng sanh và khả năng hộ trì của Bồ Tát Quán Thế Âm, hành giả có thể hành trì Thần chú Đại Bi như là phương tiện chính của Thiền định trong khả năng tập trung năng lực cũng như thiền quán hầu đạt đến an lạc hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày và từng bước tiến đến cứu cánh giải thoát, giác ngộ.

Mời quý bạn theo dõi Xem tử vi online để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác.

 

 

Tổng hợp bởi Xemtuvi.mobi

Bài viết cũ hơn:

Chú Đại Bi là gì? Ý nghĩa của Chú Đại Bi

Nguồn gốc chú Đại Bi, nội dung bài kinh chú Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát