Tết Nguyên tiêu là gì? Tết Nguyên tiêu là ngày nào?

04-02-2020 12:00

Tết Nguyên tiêu là tết gì, ngày rằm Tháng Giêng là ngày gì, văn khấn tết Nguyên tiêu như thế nào?

Tết Nguyên tiêu là gì? Tết Nguyên tiêu hay rằm Tháng Giêng là ngày lễ hội được diễn ra tại nhiều quốc gia châu Á. Vào ngày này ở Việt Nam các gia đình thường lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành….Còn ở Trung Quốc đây là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là “lễ hội đèn hoa” hay “hội hoa đăng” để chính thức kết thúc cho những ngày Tết Nguyên Đán.

Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc

Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc

Nguồn gốc ngày Tết Nguyên tiêu

Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc và theo thời gian lại được bổ sung thêm nhiều yếu tố văn hóa của các quốc gia châu Á khác. Bởi vậy xét về cội nguồn của Tết Nguyên tiêu thì dân gian có nhiều giải thích khác nhau.

Chuyện kể rằng: "Ngày xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ hạ giới.

Rất may là có một số vị thần trên Thiên đình không đồng ý với quyết định của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên Thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong".

Theo một câu chuyện khác vào thời Tây Hán ở Trung Quốc, hồi đó các cung nữ sau dịp Tết Nguyên Đán đều nhớ nhà nhưng ngặt nỗi cung vua canh phòng cẩn mật nên không thể trốn ra ngoài về thăm gia đình.

Đông Phương Sóc - viên sủng thần của Hán Vũ Đế, vốn thông minh, khi nghe được tin này liền tìm cách giúp các cung nữ thực hiện nguyện vọng gặp mặt cha mẹ. Bước đầu tiên, Đông Phương Sóc tung tin hỏa Thần sẽ cử người đến thiêu hủy thành Trường An, khiến trong nội thành hoang mang khiếp sợ.

Nhà vua nghe dân tình xôn xao thì hốt hoảng nên vội triệu Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó. Đông Phương Sóc hiến kế với vua rằng, tối ngày Rằm, mọi người trong cung phải đi lánh nạn ở ngoài cùng vua, các đường to ngõ hẻm, trước nhà sau sân trong nội thành đều treo đèn lồng đỏ, tạo nên cảnh giả thành Trường An lửa cháy hừng hực, nhờ đó đánh lừa Hỏa Thần.

Vua Hán Vũ đã đồng ý phương án này của Đông Phương Sóc. Thế là từ đó, cứ đến ngày rằm tháng Giêng đều phải treo đèn lồng và các cung nữ nhân ngày này đều có thể thực hiện nguyện vọng gặp mặt người thân.

Về sau khi du nhập vào Việt Nam cùng với những ảnh hưởng rất lớn của Phật giáo thì Tết Nguyên tiêu cũng có cũng biến đổi ít nhiều. Ngày Rằm tháng giêng trùng với Tết Thượng Nguyên, Tết Nguyên tiêu và đồng thời là ngày rằm đầu tiên của năm mới nên đây là thời điểm thích hợp để cầu bình an cho cả năm. Bởi vậy mới có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.

Lễ hội đêm trăng rằm trở thành nếp thường xuyên ở nhiều địa phương, đặc biệt ở những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như chợ Lớn, Hội An. Tại thành phố Hồ Chí Minh ngày và đêm Tết Nguyên tiêu thường được cộng đồng người Việt gốc Hoa tổ chức ở khu Chợ Lớn, quận 5 bởi vậy dân gian có câu thành ngữ "Giao thừa ra quận Nhất, Nguyên tiêu về quận Năm".

Ý nghĩa Tết Nguyên tiêu

Ý nghĩa Tết Nguyên tiêu

Ý nghĩa Tết Nguyên tiêu

Nguyên là đầu tiên, còn tiêu là đêm, bởi vậy có thể hiểu Tết Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên. Vậy Tết Nguyên tiêu là ngày nào? Tết Nguyên tiêu bắt đầu từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm), trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng âm lịch.

Tại hầu hết các chùa ở Việt Nam, Rằm tháng Giêng là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước. Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong ngày Tết Nguyên tiêu này.

Vào ngày Rằm tháng Giêng người dân thường đi lễ chùa để cầu bình an. Tùy theo vùng miền và điều kiện kinh tế mà mỗi gia đình cũng có mâm cỗ cúng Tết Nguyên tiêu khác nhau, nhằm thể hiện tấm lòng biết ơn tới Phật pháp, gia tiên, cầu cho một năm an lành, may mắn, tài lộc.

Theo quan niệm của người Việt thì “đầu xuôi đuôi lọt”. Thời khắc đầu tiên trong năm là rất quan trọng. Do đó, Tết Nguyên tiêu còn là dịp để mọi người ngồi lại với nhau ăn bánh trôi, ngắm trăng làm thơ, múa lân, thả hoa đăng…

Mâm cỗ cúng Tết Nguyên tiêu

Theo phong thủy học cơ bản nên cúng Tết Nguyên tiêu vào ngày chính rằm 15 tháng giêng là tốt nhất và nên cúng vào giờ chính Ngọ. Mâm cỗ cúng tùy mỗi vùng miền sẽ khác nhau, nhưng đặc biệt đều không thể thiếu bánh trôi, bánh chay với mong muốn mang đến một năm mới mọi sự trôi chảy, thuận lợi. Ngoài ra còn có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.

Mâm cỗ chay cúng Phật gồm:

- Hoa quả. Chè xôi.

- Các món đậu.

- Canh xào không thêm nhiều hương liệu.

- Bánh trôi nước.

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng:

- 5 lạng thịt vai luộc

- 1 bát canh măng

- 1 đĩa xào thập cẩm

- 1 đĩa nem

- 1 đĩa rau xào

- 1 đĩa giò

- 1 đĩa xôi gấc

- 1 đĩa hoa quả

Bánh trôi nước không thể thiếu trong ngày Rằm tháng Giêng

Bánh trôi nước không thể thiếu trong ngày Rằm tháng Giêng

Văn khấn Tết Nguyên tiêu

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………. ……………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

Trên đây là các thông tin xem tử vi nghiên cứu và chọn lọc, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị. Mời bạn theo dõi Xem tử vi để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác.

 

Tổng hợp bởi Xemtuvi.mobi

Bài viết cũ hơn:

Chuyên gia phong thủy dự đoán năm 2020 xuất hiện nhiều may mắn đi kèm cùng thách thức

Lễ tạ mộ cuối năm gồm những gì? Cúng tạ mộ cuối năm như thế nào?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Dọn bàn thờ trước hay sau lễ cúng ông Táo?

Vật phong thủy theo tuổi kích hoạt may mắn, tài lộc cho gia chủ

Màu phong thủy 2020, tiết lộ màu may mắn của 12 con giáp trong năm 2020

Cách đặt tên con trai theo phong thủy năm 2020

Cách đặt tên con gái theo phong thủy năm 2020

Bài viết liên quan