Bồ Tát là gì? Các Chư vị Bồ Tát trong Phật giáo
02-03-2020 18:00
Bồ Tát là ai? Bồ Tát có thật không? Các vị Bồ Tát trong Phật giáo đều có hình tướng, hạnh nguyện riêng nhưng tất cả các Ngài đều đi chung con đường cứu độ chúng sanh, sẵn sàng nhận lãnh mọi thống khổ.
- Lời Phật dạy sâu sắc về cuộc sống giúp bạn tìm ra chân lí của cuộc đời
- Lời Phật dạy về hôn nhân, đạo đức, hạnh phúc gia đình rất đáng suy ngẫm
- Những lời phật dạy về tha thứ sâu sắc và ý nghĩa
Một trong những học thuyết nổi bật của Phật giáo Đại thừa là học thuyết Bồ Tát. Những luật tắc, phẩm hạnh, thệ nguyện cũng như việc thực hành con đường Bồ Tát được giảng dạy khắp các kinh luận Đại thừa. Nhưng không phải ai cũng hiểu được cặn kẽ ý nghĩa, lịch sử của các vị Bồ Tát trong Phật giáo. Bồ Tát là gì, hạnh nguyện của chư vi Bồ Tát ra sao? Mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài đọc dưới đây!
Bồ Tát là gì?
Bồ Tát là ai?
Bồ Tát viết tắt của Bồ Đề Tát Đóa (Bodhisatta hay Bodhisattva), Bồ-đề nghĩa là giác, Tát-đóa là hữu tình, dịch ý là giác hữu tình hoặc đại sĩ. Bồ Tát thể hiện cho lòng từ bi đi song song với trí tuệ, sẵn sàng cứu độ, thụ lãnh mọi đau khổ của chúng sanh và hồi hướng phúc đức cho những người khác. Vì vậy mà ở đời hễ thấy ai thương người hay bố thí, cứu giúp con người trong lúc hoạn nạn khó khăn thì hay nói rằng người đó có tâm Bồ tát.
Trong kinh điển Phật giáo Đại thừa, hình ảnh Bồ tát tương tự các vị A-la-hán, nhưng A-la-hán thường bị hiểu nhầm rằng tập trung giải thoát cho chính mình còn Bồ tát thì mang nguyện lực cao hơn không chỉ tu bổ trí tuệ cho bản thân mà còn giúp giác ngộ chúng sinh.
Thực chất khái niệm Bồ tát đã được tìm thấy trong kinh điển Phật giáo nguyên thủy, song phải đến Phật giáo Đại thừa quan niệm về Bồ tát mới được phát triển đúng nghĩa, là tiền thân cho các vị Phật tương lai, trước khi thành Phật, phải qua giai đoạn Bồ Tát, bao gồm Bồ Tát đang sống trên trái đất và Bồ tát siêu việt.
Các vị sống trên trái đất là những người đầy lòng từ bi, giúp đỡ chúng sinh và hướng về Phật quả. Còn Bồ Tát siêu việt xuất hiện trong thế gian dưới nhiều hình dạng khác nhau để cứu độ chúng sanh, được các Phật tử tôn thờ và đảnh lễ.
Con đường tu học của Bồ tát bắt đầu bằng luyện tâm Bồ đề và giữ Bồ Tát hạnh nguyện. Hành trình tu học của Bồ Tát theo kinh Hoa Nghiêm thì có 52 quả vị gồm Thập Tính, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập địa, Đẳng giác và Diệu giác.
Các chư vị Bồ Tát
Các vị Bồ tát trong Phật giáo:
Quán Thế Âm Bồ Tát
Quán Thế Âm Bồ-tát là một vị thánh nhân có diệu dụng đặc biệt là quán xét và nghe thấu tất cả tiếng đau khổ rồi từ bi giáo hoá cứu độ đưa chúng sanh đến nơi an vui giải thoát. Trong tất cả các danh hiệu chư Phật và chư Bồ tát, danh hiệu của Ngài là được chúng sanh trì niệm nhiều, đặc biệt là gặp những lúc điên đảo đau khổ đầy đao binh và tai nạn.
Hư Không Tạng Bồ Tát
Hư Không Tạng Bồ Tát có đủ 2 tạng phúc và trí, sự thiền định của ngài như biển, tịnh giới như núi, trí như hư không, tinh tiến như gió, nhẫn nại như kim cương, tuệ như hằng sa, là pháp khí của chư Phật, đôi mắt của chư thiên, chỉ đường đúng đắn cho con người, tăng cường trí nhớ, tiêu trừ tai họa.
Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát
Thiên thủ thiên nhãn là ngàn mắt ngàn tay. Nghìn mắt để thấy khắp thế gian và nghìn tay để cứu vớt chúng sinh. Bàn tay tượng trưng cho hành động. Muốn làm việc gì cũng phải dùng đến bàn tay. Con mắt tượng trưng cho sự xem xét, quán thông, thấu suốt, thấy rõ tường tận tất cả chúng sinh ở các cõi. Hễ nhìn thấy nơi nào có chúng sanh khổ nạn là Ngài ứng hiện và dang bàn tay từ bi ra để cứu giúp tức thì.
Địa Tạng
Địa Tạng có nghĩa là An Nhẫn, bất động như đại địa, tư duy sâu xa kín đáo như kho tàng bí mật. Ngài là một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong địa ngục, trẻ con yểu tử hay cứu giúp lữ hành phương xa. Bồ tát thường được cầu nguyện bởi những người nghèo, bệnh tật, chán nản và những người hay gặp rắc rối với những cơn ác mộng hay các hồn ma vất vưởng.
Đại Thế Chí Bồ Tát
Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh kiên cường.
Văn Thù Bồ Tát
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi biểu tượng cho trí tuệ thấu triệt tường tận chân lý tuyệt đối. Trí này có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, phiền não, dục ái, nhiễm ô thành thanh tịnh, đưa nhận thức vượt lên mọi phạm trù đối đãi, đạt giải thoát toàn diện.
Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát, Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ. Ngài được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho bình đẳng tính trí tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.
Kim Cương Thủ
Kim Cương Thủ là vị Bồ Tát đại diện cho sức mạnh của tất cả các vị Phật, mang ý nghĩa hoàn thành sự quyết tâm sắt đá và là biểu tượng cho sự không khoan nhượng trong khi thuần phục sự tiêu cực, thể hiện cho sự phẫn nộ chính nghĩa.
Ba dạng Bồ Tát
Trong giáo lý Đức Phật, Bồ Tát được phân chia ra làm 3 dạng: Trí tuệ Bồ Tát (Pannadhika), Tín đức Bồ Tát (Saddhadhika) và Tinh tấn Bồ Tát (Viriyădhika).
Tri tuệ Bồ Tát không chú trọng về lòng nhiệt thành sùng đạo, nhưng điểm chính yếu là phải mạnh dạn trong việc tinh tấn phát triển Minh tuệ giải thoát.
Tín đức Bồ Tát giàu lòng nhiệt thành sùng mộ, tin tưởng nơi cúng dường thờ phụng, nhưng lại ít chú trọng về việc trau dồi tâm trí và bồi đắp công đức, vị tha.
Tinh tấn Bồ Tát thì tập trung năng lực vào tinh thần phục vụ chánh pháp.
Như thế, các vị Bồ Tát, dù ở dạng nào, đối với trên thì cầu được Phật, đối với dưới thì cầu giáo hoá cho chúng sinh. Cái tâm của Bồ Tát là Ðại từ, Ðại bi. Ðại từ là thương xót, tưởng nhớ đến chúnh sinh, hễ ai có cầu điều gì thì tùy lòng nguyện và căn nghiệp của người đó mà giúp họ. Ðại bi là thương xót hết thảy mọi chúng sinh đang chịu khổ não, ra sức cứu vớt và độ cho khắp cả.
Xem thêm lời Phật dạy hay tại xemtuvi mobi
Hạnh nguyện của các vị Bồ Tát
Hạnh nguyện của các vị Bồ Tát
Khi mới phát tâm, chư vị Bồ Tát ai nấy đều phát 4 điều thệ nguyên lớn, gọi là “tứ hoằng thệ
1. Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ (Thề xin độ hết chúng sinh. Ấy là lấy “Khổ đế” mà phát thệ).
2. Phiền não vô lượng thệ nguyện đoạn (Thề xin dứt hết vô số phiền não. Ấy là lấy “Tập đế” mà phát thệ)
3. Pháp môn vô tận thệ nguyện học (Thề xin học hết vô tận pháp môn. Ấy là lấy “Diệt đế” mà phát thệ).
4. Phật đạo vô thượng thệ nguyện hành (Thề xin thực hành đạo Phật vô thượng. Ấy là lấy “Ðạo đế” mà phát thệ).
Ðối với bản thân, các chư vị Bồ Tát đã phát 4 điều nguyện như sau:
1. Tâm như đại điạ: Nguyên cái tâm của mình như đất rộng lớn, để nuôi dưỡng chúng sinh, mau thành chánh quả.
2. Tâm như kiều thuyền: Nguyện cái tâm của mình như chiếc cầu, như con thuyền, dùng để đưa chúng sinh qua bên kia bến bờ giải thoát.
3. Tâm như đại hải: Nguyện cái tâm của mình như biển lớn; bể nuôi chứa chúng sinh trong chỗ chân nguyên.
4. Tâm như hư không: Nguyện cái thân của mình như hư không, bao hàm hết thảy chúng sinh, vạn vật, cùng với chúng sinh đều bình đẳng, vô nhị.
Bồ Tát trong Phật giáo
Mười hạnh nguyện của Bồ Tát Hạnh
Thứ nhất: Người tu Bồ Tát hạnh thì lòng không keo lận, bao giờ cũng sẵn lòng xả thân mạng của mình không chút toan tính, chỉ muốn vì lợi ích của chúng sinh, mà không cần phải báo đáp trở lại cho mình. Ðiều này được gọi là “Bố thí phương tiện”
Thứ hai: Người tu Bồ Tát hạnh, thì luôn luôn tuân thủ theo đóng những giới luật, tự mình có đủ uy lực cần thiết, không khinh thường kẻ khác, đối với các cảnh trần gian lòng không nhiễm đục. Ðiều này được gọi là “Trì giới phương tiện”.
Thứ ba: Người tu Bồ Tát hạnh, thì luôn luôn xa lià những sự điên đảo, hung ác và không có tướng bỉ với ngã, đối với chúng sinh nếu có kẻ nào ngang tàng, xâm phạm đến mình, cũng chịu nhịn nhục, để loại trừ những tác hại. Ðiều này được gọi là “Nhẫn nhục phương tiện”.
Thứ tư: Người tu Bồ Tát hạnh đối với mọi việc trong sạch thì phải chịu khó nhọc, dũng mãnh, không lười nhác, học được pháp gì thì suy nghĩ sâu sắc, không xao nhãng, cẩu thả trong nhận thức. Ðiều này được gọi là “Tinh tiến phương tiện”.
Thứ năm: Người tu Bồ Tát hạnh, xả bỏ hết “ngũ dục” (sắc dục, thanh dục, hương dục, xúc dục, vị dục) và mọi điều phiền não, mà đối với mọi pháp môn Thiền định giải thoát thì phải có nguyện ý tu tập, cầu chứng được Phật quả. Ðiều này được gọi là “Thiền định phương tiện”.
Thứ sáu: Người tu Bồ tát hạnh, xa lià những điều ngu si phiền não, nuôi lớn những công đức tu tập, luôn luôn hoan hỷ tiến tu, không chán nản, khai phát các tuệ giải, thành tựu Ðại Bồ Ðề. Ðiều này được gọi là “Trí tuệ phương tiện”.
Thứ bảy: Người tu Bồ Tát hạnh, vận dụng cái tâm bình đẳng, đại Từ bi, tạo những lợi lạc cho hết thảy chúnh sinh, dù phải trải qua nhiều kiếp, những vẫn không mỏi chán. Ðiều này được gọi là “Ðại từ phương tiện”.
Thứ tám: Người tu Bồ Tát hạnh, tuy hiểu rõ chư pháp là vốn không có tự tính, những vẫn lấy cái tâm bình đẳng mà chịu mọi điều phiền não, dù cho phải trải qua bao nhiêu kiếp ở trần gian, vẫn không nản lòng, sờn chí. Ðiều này được gọi là “Ðại bi phương tiện”.
Thứ chính: Người tu Bồ Tát hạnh, lấy cái vô ngại trí tuệ mà khai phá cho tất cả chúng sinh, khiến họ liễu ngộ các giác tỉnh bản hữu, không có điều gì nghi hoặc nữa. Ðiều này được gọi là “Giác ngộ phương tiện”
Thứ mười: Người tu Bồ Tát hạnh, chuyển cái pháp luân, vô thượng hóa đạo hết thảy chúng sinh, để họ nghe theo để tu tập, tạo thêm khả năng Bồ Ðề Hạnh. Ðiều này gọi là “Chuyển bất thoái pháp luận phương tiện”.
Trên đây là các thông tin xem tử vi nghiên cứu và chọn lọc, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị. Mời bạn theo dõi Bói tử vi trực tuyến để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác.
Tổng hợp bởi Xemtuvi.mobi
Bài viết cũ hơn:
Phật Thích Ca Mâu Ni là ai? Sự tích và cuộc đời Đức Phật Thích Ca
Lời phật dạy về tình bạn cao thượng
Lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên tự tại, sướng khổ tại tâm
Lời Phật dạy về khẩu nghiệp và quả báo từ ác khẩu
Lời Phật dạy về nhân quả báo ứng - Gieo nhân nào gặt quả nấy
Lời Phật dạy về đạo làm người ai cũng cần phải biết
Lĩnh hội lời phật dạy về cuộc sống vô thường, giúp thức tỉnh đời người
-
Bóng đè là gì? Bị bóng đè liên tục phải làm gì theo góc nhìn tâm linh?
-
Lời Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm
-
Truyện tâm linh cảnh tỉnh con người
-
Lời Phật dạy về buông bỏ cho lòng thanh thản, tâm thanh tịnh
-
Giác ngộ lời Phật dạy về sinh tử - Cho cuộc đời bớt khổ đau
-
Lĩnh hội lời phật dạy về cuộc sống vô thường, giúp thức tỉnh đời người
-
Lời Phật dạy về đạo làm người ai cũng cần phải biết
-
Lời Phật dạy về nhân quả báo ứng - Gieo nhân nào gặt quả nấy
-
Lời Phật dạy về khẩu nghiệp và quả báo từ ác khẩu
-
Lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên tự tại, sướng khổ tại tâm
-
Lời phật dạy về tình bạn cao thượng
-
Đi tìm lời giải đáp chữa bệnh bằng tâm linh
-
Nguồn gốc chú Đại Bi, nội dung bài kinh chú Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
-
Chú Đại Bi là gì? Ý nghĩa của Chú Đại Bi
-
Chú Đại Bi giải nghiệp, kinh chú Đại Bi cứu khổ cứu nạn, cầu bình an
-
Sự linh ứng của chú Đại Bi, những câu thần chú linh nghiệm
-
Hướng dẫn cách tụng chú Đai Bi ngắn gọn, thực hiện tại nhà
-
Tụng chú Đại Bi 5 biến dành cho người chưa thuộc
-
Kinh chú Đại Bi 7 biến giọng đọc nhanh, kinh cứu khổ cứu nạn
-
Chú Đại Bi 21 biến tiếng Việt - thầy Thích Trí Thoát tụng