Lời Phật dạy buông bỏ trong tình yêu để sống hạnh phúc hơn

04-03-2020 12:00

Học cách buông bỏ trong tình yêu theo lời Phật dạy, buông bỏ tình yêu để cuộc đời an nhiên, hạnh phúc hơn, Phật dạy buông bỏ những thứ không thuộc về mình.

Phật dạy đôi khi chúng ta phải biết chấp nhận quên đi vài người vì họ vốn dĩ không thuộc về tương lai của ta. Buông bỏ không có nghĩa là từ bỏ, buông bỏ để tìm kiếm những điều tốt đẹp hơn, tận hưởng cuộc đời này một cách trọn vẹn nhất. Hãy cùng nghe lời Phật dạy buông bỏ trong tình yêu để tâm hồn an lạc, hạnh phúc hơn.

Lời Phật dạy về buông bỏ trong tình yêu

Lời Phật dạy về buông bỏ trong tình yêu

Tại sao phải học cách buông bỏ trong tình yêu?

Tình yêu là thứ tình cảm phức tạp và thiêng liêng của con người, có thể vì một người mà cười, vì một người mà khóc, trải qua mọi cung bậc cảm xúc yêu ghét giận hờn, hạnh phúc có, đau khổ có, cuộc sống vốn vô thường và tình yêu cũng không ngoại lệ.

Bởi vậy mới có câu: “Không có tình yêu vĩnh cửu, chỉ có phút giây vĩnh cửu trong tình yêu”. Khi tình yêu không còn như ta mong cầu, không còn phù hợp thì chỉ mang đến đau khổ mà thôi, vậy nên hãy mạnh dạn buông bỏ, có vậy chúng ta mới hạnh phúc.

Trên đời này tình cảm vốn là thứ dễ thay đổi nhất, có người chấp nhận buông bỏ quên đi mà sống, nhưng cũng có không ít người không can tâm, sống chết vẫn giữ khư khư để rồi tự mình làm khổ mình. Cho đến cuối cùng không níu giữ được nữa mới từ bỏ và chạy trốn, có như vậy thì suốt đời này cũng chẳng thể quên được, mãi mãi đau khổ.

Theo Lời phật dạy vui vẻ không phải là một loại tính cách mà là năng lực trí tuệ, muốn giải quyết mọi buồn phiền thì phải quên đi buồn phiền. Không loạn trong tâm, không kẹt trong tình, không sợ tương lai, không nghĩ quá khứ.

Phật dạy buông bỏ tình yêu để hạnh phúc hơn

Phật dạy buông bỏ tình yêu để hạnh phúc hơn

Lời Phật dạy buông bỏ trong tình yêu

Không tranh giành - chính là từ bi

Một trong những yếu tố quan trọng chi phối tới tình cảm của con người chính là nghiệp duyên, gặp một người, yêu một người, kết hôn với một người, ấy đều là do duyên nợ đã hình thành từ kiếp trước. Nghiệp là những hành động đã làm trong quá khứ lẫn hiện tại sẽ gây nên tác động trong tương lai. Duyên là những yếu tố khiến hai người gặp mặt trong một hoàn cảnh nào đó. 

Trên đời không thiếu những cuộc tình tay ba, tình yêu đơn phương, mối tình không trọn vẹn, ngoại tình hay đứng trước những sự chọn lựa người này hay người kia…tất cả đều là thiên duyên tiền định, tình duyên từ kiếp trước.

Có một câu chuyện như sau: “Có một cô gái nằm chết bên đường, một người đàn ông đi qua đã đắp cho cô chiếc áo, một người đàn ông khác thấy thương nên đem đi chôn cất. Đấy chính là cái nghiệp duyên của 3 người. Kiếp sau, cô gái đều yêu thật lòng hai người đàn ông này nhưng cuối cùng người cô chọn làm chồng là người đàn ông kiếp trước đã đem cô đi chôn cắt vì tình nghĩa nặng sâu hơn”.

Bởi vậy cho dù có bị người yêu bỏ rơi hay thất tình thì cũng không nên quá bi quan, trong cuộc sống này sẽ có nhiều người bước qua đời ta nhưng chắc chắn rằng sẽ có một người đến rồi ở lại mãi mãi.

Buông bỏ tình yêu trong Phật giáo chính là khuyên ta nên tuân theo lẽ tự nhiên, tình yêu là do duyên nợ, đừng quá cưỡng cầu, tình yêu nếu không được xây dựng từ tình cảm thì sẽ trở thành một tình yêu chết. Duyên đến thì hợp, duyên hết thì tan, biết buông bỏ trong tình yêu mới là hạnh phúc, vừa giải thoát cho mình, vừa là để tạo thiện duyên cho người.

Không tranh cãi - chính là trí tuệ

Trong cuộc sống tranh cãi là điều khó tránh khỏi và tình yêu cũng vậy, có nhiều cuộc tình đổ bể cũng bắt nguồn từ những trận cãi vã. Càng tranh cãi tình yêu càng rạn nứt, đến khi chia tay rồi vẫn không ngừng oán hận.

Mọi thứ trên đời đều không nằm ngoài vòng nhân quả nghiệp báo, có những câu chuyện vợ chồng cơm chẳng lành canh chẳng ngọt đa phần là do đôi bên không ai chịu nhường nhịn ai. Bởi vậy không tranh cãi không chỉ là nhẫn nhịn đối phương mà còn giúp mọi vấn đề được giải quyết trong hòa bình.

Chúng ta cần tôn trọng, nhẫn nhịn nhau, buông bỏ những vụn vặt không đáng có, giữ gìn hạnh phúc đôi lứa, vợ chồng, dẫu có chia tay cũng dễ dàng buông bỏ, không than trách, không oán hận, mọi vết thương cũng mau chóng được chữa lành.

Không nghe - chính là thanh tịnh

Khi yêu thương một ai đó hãy để họ được là chính mình, yêu từ khuyết điểm tới ưu điểm, không soi sét quá mức, không kiểm soát, gò bó đối phương tới mức ngột ngạt. Tình yêu vốn có đủ các hương vị cay, đắng, mặn, ngọt, Phật dạy buông bỏ trong tình yêu chính là khuyên con người nên quán chiếu mọi thứ một cách sâu sắc, giúp tình yêu được thăng hoa chứ không phải ngục tù kìm hãm một con người.

Không nhìn - chính là tự tại

Khi duyên đã cạn, dù muốn dù không chia tay cũng đều khiến đôi bên đau khổ. Một cánh cửa khép lại thì một cách cửa khác sẽ mở ra, đừng sống về quá khứ, đừng tự trói chặt tương lai. Theo tinh thần Phật dạy, để có được hạnh phúc cần phải quên đi quá khứ, tin vào hiện tại, sống cho hiện tại một cách trọn vẹn thì dù dù hạnh phúc có nhỏ bé, đơn sơ cũng thật nhiều ý nghĩa.

Buông bỏ trong tình yêu

Buông bỏ trong tình yêu

Tha thứ - chính là giải thoát

Cho dù họ có gây cho ta biết bao đau khổ thì khi oán trách, căm phẫn có làm chúng ta hạnh phúc hơn không? Câu trả lời chắc chắn là không rồi, người đã ra đi, oán sầu mình ta giữ, tự mình mang cái khổ vào thân, tự mình cản trở đường nhân duyên của chính mình, chẳng phải là tự ta hại ta sao.

Mỗi người bạn gặp trong cuộc đời này đều là sự an bài của nhân duyên, người gây cho bạn biết bao đau khổ có thể là người từ kiếp trước tới báo oán, trả hết nợ tự khắc sẽ rời đi, nếu trong lòng cứ giữ mãi oán hận thì biết bao nhiêu vòng luân hồi mới kết thúc.

Học cách buông bỏ trong tình yêu giúp chúng ta tỉnh ngộ, chỉ có tha thứ mới mở ra lối đi cho chính mình, gieo thiện căn gặt thiện lành, nhẹ nhàng buông bỏ tương lai ắt sẽ gặp lành. Rồi mối nhân duyên tốt trong đời sẽ tới thôi, cớ gì ta lại tự làm khổ thân tâm mình như vậy.

Biết đủ - chính là buông

Trong tình yêu, biết đủ thì sẽ đủ, đây cũng chính là cảnh giới cao nhất của sự buông bỏ, cảnh giới cao nhất trong tình yêu. Chúng ta yêu một người vì chính con người của họ. Khi hiểu được tình yêu vô thường, đến và đi ta sẽ không còn sợ sệt vào tình yêu, không bám víu vào tình yêu rồi tự làm khổ mình.

Cuộc đời vốn dĩ có nhiều chuyện nằm ngoài tầm với, nhìn nhận và đối diện với tình yêu bằng thái độ sáng suốt, chân thành sẽ nhận ra được bản chất thật của tình yêu. Hãy luôn tự tạo hạnh phúc cho mình, một hạnh phúc nương tựa vào người khác sẽ không bền vững.

Trên đây là các thông tin xem tử vi nghiên cứu và chọn lọc, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị. Mời bạn theo dõi Xem tử vi online để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác.

 

 

Tổng hợp bởi Xemtuvi.mobi

Bài viết cũ hơn:

Bồ Tát là gì? Các Chư vị Bồ Tát trong Phật giáo

Phật Thích Ca Mâu Ni là ai? Sự tích và cuộc đời Đức Phật Thích Ca

Lời phật dạy về tình bạn cao thượng

Lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên tự tại, sướng khổ tại tâm

Lời Phật dạy về khẩu nghiệp và quả báo từ ác khẩu

Lời Phật dạy về nhân quả báo ứng - Gieo nhân nào gặt quả nấy

Lời Phật dạy về đạo làm người ai cũng cần phải biết